II. Trên quan điểm Kinh tế
3.6.2.2. Giải pháp về giống:
∗ Bảo tồn giống:
- Bảo tồn và duy trì các chủng loại giống cam, quýt tốt của địa phương, ổn định tính đa dạng sinh học làm cơ sở để nhân giống phục vụ cho chương trình phát triển vùng sản xuất cam, quýt tập trung có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu về giống cam, quýt của huyện Hàm Yên. Tổ chức điều tra, bình tuyển, chọn lọc cây cam, quýt có chất lượng tốt để chọn ra các cá thể ưu tú, ứng dụng kỹ thuật bồi dục, cải tạo nâng cao chất lượng giống cam, quýt; áp dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng, làm sạch bệnh, bảo tồn quỹ gen giống cam, quýt của địa phương.
- Xây dựng vườn giống (giữ giống gốc và sản xuất cây giống) trong nhà lưới chống côn trùng, quản lý chặt chẽ để sử dụng nhân giống đưa ra sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng.
∗ Sản xuất giống:
- Nhu cầu cây giống cam, quýt từ 2006-2010 là 350.000 cây, trong đó: + Giống cam ghép: 66.000 cây
+ Giống cam chiết cành: 284.000 cây.
- Chỉ sử dụng làm giống (cành chiết, mắt ghép) ở những cây đã được tuyển chọn.
- Trồng thử nghiệm một số giống cam mới chất lượng cao, đánh giá sự phù hợp về sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu, đất đai của huyện Hàm Yên, từ đó lựa chọn giống cam, quýt phù hợp bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả có múi của huyện Hàm Yên. Giống trồng thử nghiệm là: Cam Valenxia: 05 ha; Cam Naven: 05 ha.
- Trồng thử nghiệm trên đất đã trồng cam chu kì I: Cam sành: 05 ha; Cam Valexia: 05 ha.
94
3.6.2.3. Giải pháp về kỹ thuật canh tác:
- Rà soát diện tích cam hiện có, xác định những diện tích cam phát triển tốt, cho thu hoạch ổn định, hướng dẫn đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật tiến bộ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài chu kỳ thu hoạch.
- Sử dụng giống cam được bình tuyển, chọn lọc đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch bệnh phù hợp với yêu cầu sản xuất theo quy trình kỹ thuật tiên tiến tại những diện tích trồng mới.
- Chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, chống tái nhiễm bệnh cho người trồng cam, từng bước thay đổi tập quán canh tác quảng canh lâu đời của trồng cam thông qua tập huấn, hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình trình diễn.
- Áp dụng kỹ thuật trồng dày, tạo tán thấp, thâm canh cao với chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh chóng đạt sản lượng cao, sớm thu hồi vốn đầu tư.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế các loại sâu bệnh chủ yếu: Sâu vẽ bùa, các loại rệp, sâu nhớt, rầy chổng cánh, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, bệnh loét, bệnh greening…
- Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc (gieo cốt khí, hàng rào cây xanh chống xói mòn, xác định đường đồng mức san cấp…)
3.6.2.4. Giải pháp về chính sách
- Huy động mọi nguồn vốn có thể tập trung cho chương trình phát triển cây cam, bao gồm cả việc đầu tư trực tiếp cho việc trồng, chăm sóc, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng cam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn cho đầu tư trồng, chăm sóc cam, quýt.
- Khuyến khích các đơn vị sản xuất giống được vay vốn không lãi suất để sản xuất cây giống và xây dựng vườn ươm giống gốc, đảm bảo chất lượng cây giống.
95
- Ưu tiên xây dựng đường giao thông để phục vụ cho việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các công trình thuỷ lợi để tưới cho cam, quýt.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên trước hết là với thị trường trong nước. Đến thời điểm này, Hội cam sành Hàm Yên đã hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cam sành Hàm Yên nộp Cục Sở hữu trí tuệ. Trước mắt sử dụng sản phẩm quả tươi từ các mô hình chào hàng, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh, các nhà máy chế biến tiến tới ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cam. Tăng cường giúp đỡ hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm kể cả việc tiếp thị, hướng dẫn thị trường, vận chuyển bảo quản và thiết kế bao bì sản phẩm, chống ép giá gây thiệt hại cho người nông dân.
- Từng bước nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả tại Hàm Yên. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến.
- Tích cự tham gia các Hội chợ về nông sản, đẩy mạnh hoạt động maketting để tạo lập được thị trường vững chắc.
- Thành lập ban chỉ đạo chương trình phát triển cây cam. Xây dựng vùng sản xuất cam chất lượng cao. Tranh thủ sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về cây ăn quả trong nước, thậm chí thuê khoán cả chuyên gia nước ngoài để xây dựng vùng cam Hàm Yên thành vùng hàng hoá không chỉ người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn cả các nước trong khu vực và trên thế giới cũng biết và cùng muốn thưởng thức vị ngọt của quả cam sành Hàm Yên.
3.6.2.5. Xây dựng thương hiệu cho cam sành Hàm Yên
Để phát triển bền vững việc trồng cam thì một trong những công việc quan trọng là tìm được thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu cho cam sành Hàm Yên là điều quan trọng cần phải làm.
Trước hết muốn tạo được thương hiệu cho cam sành, trước tiên phải chú trọng đến chất lượng quả, công tác bảo quản sau thu hoạch, tuyển chọn giống cam. Thứ hai là đội ngũ hệ thống khuyến nông cần tăng cường hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật về nhân giống, phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, việc giới thiệu quảng bá
96
nông sản cam sành qua các hội chợ, liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ là những yếu tố quan trọng để phát triển và xây dựng thương hiệu cam sành. Lợi thế của cây cam thì cả người quản lý cũng như nông dân trồng cam đều đã rõ. Nhưng để quy hoạch và phát triển vùng cam một cách chuyên sâu, tránh manh mún, nhỏ lẻ thì cần phải xây dựng những mô hình chuyên canh có quy mô lớn. Thực hiện nhiều mô hình trang trại chuyên canh một cách chuyên nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, chú trọng đặc biệt đến giống cam sạch bệnh. Nhưng để có được vùng chuyên canh như vậy chắc chắc cần phải có sự kết hợp của nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân, chỉ có như vậy nghề trồng cam mới phát triển một cách bền vững được.
3.6.2.6. Các biện pháp phòng chống xói mòn khi trồng cam
Bên cạnh đó, việc chống xói mòn khi trồng cam cũng cần được quan tâm. Như ta thấy tỷ lệ tàn che của cam thấp hơn so với rừng nên về lâu dài việc trồng cam có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới đất đai. Vì vậy cần phải có những biện pháp chống xói mòn đất khi tiến hành trồng cam.
Các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới đã đi đến kết luận: Không có bất kỳ một biện pháp đơn lẻ nào có khả năng chống được xói mòn, mà thông thường tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng mà phải chọn và xếp đặt một hệ thống các biện pháp thích hợp.
Về nguyên lý, Ellison (1944) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh nhất là xung lực hạt mưa đập vào mặt đất. Ông chia quá trình này thành 3 pha:
Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi khối đất.
Pha 2: Di chuyển các phần tử bị tách ra đi nơi khác. Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác.
Nếu hạn chế được pha 1, sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3. Do đó, các hệ thống biện pháp thuộc nhóm 1 là nhóm tăng cường che phủ đất sẽ trở nên quan trọng nhất. Bởi vậy việc bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng theo kiểu nông – lâm nghiệp kết
97
hợp, tạo ra tán che nhiều tầng nhiều lớp. Trên mặt đất là lớp thảm mục, tầng trên là những lớp cây sống nhiều lớp, nhiều tầng sẽ hạn chế đáng kể xung lực của hạt mưa. Việc trồng xen thành băng những cây hàng năm với cây trồng lâu năm, luân phiên giữa các băng, trồng xen, trồng gối sẽ tạo được một tán che tối đa. Đây cũng chính là một trong những cơ sở lý luận vững chắc nhất của phương thức canh tác nông – lâm kết hợp. Các biện pháp khác như công trình đồng ruộng như: ruộng bậc thang, kiến thiết đồi nương, đào mương giữa dốc, hố vảy cá..., làm đất và gieo trồng theo đường đồng mức, hoặc trồng các hàng cây ngang dốc để cắt dòng chảy... đều có tác dụng phân tán, làm giảm cường độ dòng chảy và bùn cát, hạn chế xói mòn.
Nguyên lý chung để kiểm soát xói mòn đất được minh hoạ ở hình sau:
Quản lý đất
Quản lý cây trồng
Cải thiện cấu trúc đất và tính bền vững cấu trúc đất Tăng mức độ gồ ghề Tăng sức chống đỡ đối với dòng chảy Giảm tốc độ dòng chảy
Hình 3-11: Nguyên lý kiểm soát xói mòn đất.
Nguồn: Giáo trình thổ nhưỡng học, Trường Đại học quốc gia Hà nội.
Theo hình trên cho thấy tồn tại 3 hệ thống biện pháp chống xói mòn:
+ Hệ thống các biện pháp tăng cường che phủ mặt đất thông qua việc quản lý đất và quản lý hệ thống cây trồng.
+ Hệ thống các biện pháp ngăn chặn, cắt ngắn, phân tán và làm giảm lưu lượng của dòng chảy lỏng.
+ Hệ thống các biện pháp tăng cường khả năng ứng chịu xói mòn của đất. Giảm tác động xung
98
* Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực.
Phương pháp này được thực thi ở những khu vực nhỏ như ở một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng. Phương pháp này không cần đầu tư lớn, dễ làm nên từng hộ nông dân hoặc một hợp tác xã đều có thể áp dụng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào các đối tượng cây trồng, hiện trạng sử dụng đất mà các biện pháp cần được chọn lọc, đa dạng và thích hợp.
+ Trồng xen, trồng gối, nông – lâm kết hợp.
+ Băng đệm: có thể dùng cỏ khô, cỏ tươi, thân cây khô hoặc tươi trải đều ngang dốc để ngăn dòng chảy hoặc làm giảm xung lực của mưa đập vào đất.
+ Trồng cây cốt khí: Là cây thuộc họ đậu, cây bụi sống lâu năm, ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, cây rất ưa đất mới phá rừng, hoặc đất sau khi đã làm nương rẫy. Chịu được đất nghèo, xấu. Trồng xen với cây để che phủ ở giai đoạn đầu rất tốt. Trồng thành băng xanh trên đất dốc để chống xói mòn và cải tạo đất. Cây cốt khí được trồng ở khắp nơi và làm phân xanh rất tốt.
99
KẾT LUẬN
Trong quy hoạch sử dụng đất của huyện Hàm Yên có nhiều phương án sử dụng đất khác nhau cho những mục đích phát triển kinh tế khác nhau, đặc biệt trong quy hoạch cho sản xuất nông lâm nghiệp. Với đặc điểm tự nhiên của huyện Hàm Yên phổ biến trong sử dụng đất nông lâm nghiệp là đất cho trồng cam và trồng rừng.
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy. Tùy trên từng quan điểm tính toán mà giá trị hiện tại ròng của từng dự án trồng cam và dự án trồng rừng đem lại kết quả khác nhau. Đứng trên quan điểm tài chính thì việc trồng cam mang lại lợi ích ròng cao hơn việc trồng rừng. Tuy nhiên khi đứng trên quan điểm kinh tế thì kết quả lại ngược lại đó là việc trồng rừng sẽ mang lại lợi ích ròng cao hơn trồng cam. Điều này chứng tỏ giá trị môi trường mang lại từ việc trồng rừng là rất lớn. Vì vậy, khi quyết định mục đích sử dụng đất phục vụ cho trồng cam hay trồng rừng tùy trên quan điểm của các nhà hoạch định chính sách mà lựa chọn phương án sử dụng đất thích hợp. Tuy nhiên, sử dụng đất trồng cam hay trồng rừng cũng cần có những giải pháp để kết hợp hài hòa giữa mục đích phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Mặc dù tác giả đã cố gắng để lượng hóa những tác động tới môi trường của 2 dự án. Tuy nhiên đối với dự án trồng cam việc lượng hóa các tác động tới môi trường còn hạn chế. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác động của việc trồng cam tới môi trường. Do vậy, việc tính toán chi phí và lợi ích của việc trồng cam đứng trên quan điểm kinh tế còn hạn chế.
Ngoài ra, việc tính toán các chi phí và lợi ích đều dựa trên giá thị trường năm 2007 cho nên khi thị trường có nhiều biến động về giá cả như hiện nay thì sẽ có những thay đổi trong kết quả tính toán.
100