V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y
6) Giá trị cải tạo độ phì/ Cung cấp phân bón của rừng:
3.4.3. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động của việc trồng cam
Tương tự như đối với dự án trồng rừng, việc lượng hóa các chi phí và lợi ích của việc trồng cam dựa trên 2 phương pháp chính đó là phương pháp giá thị trường và phương pháp giá tham khảo. Cụ thể đối với từng loại chi phí, lợi ích được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3-19: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng
Hạng mục Phương pháp áp dụng
I. Chi phí:
1) Chi phí giống cây Phương pháp giá thị trường: Dựa vào giá bán cây giống trên thị trường
2) Chi phí phân bón Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại phân bón trên thị trường
78
3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường
4) Chi phí chăm sóc, bảo vệ Phương pháp giá thị trường: Được tính dựa trên ngày công lao động
II. Lợi ích:
1) Doanh thu bán cam Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán gỗ trên thị trường
2) Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn
Phương pháp giá tham khảo: Được tính dựa trên giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng rừng.
3) Giá trị hấp thụ khí CO2 Phương pháp giá tham khảo: Được tính dựa trên giá trị hấp thụ khí CO2 của việc trồng rừng.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Như phân tích ở trên thì giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng cam và trồng rừng dựa trên cùng một điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của cây cam và cây rừng chính là độ che phủ của từng loại cây này khác nhau. Do vậy khi tính toán giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng cam sẽ dựa trên giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của việc trồng rừng trong đó có sự quy đổi dựa trên tỷ lệ che phủ của tán cây.
Theo ý kiến của các chuyên gia lâm nghiệp địa phương thì mức độ che phủ của tán cây cam chỉ bằng 1/3 mức độ che phủ của tán cây rừng. Cho nên giá trị chống xói mòn của cây cam cũng chỉ bằng 1/3 giá trị chống xói mòn của cây rừng. Đồng thời giá trị hấp thụ khí CO2 của việc trồng cam cũng bằng 1/3 giá trị hấp thụ khí CO2 của việc trồng rừng. Vì vậy, dựa vào kết quả tính toán giá trị chống xói mòn và hấp thụ khí CO2 của rừng mà ta có thể nội suy ra giá trị chống xói mòn và giá trị hấp thụ khí CO2 của cây cam.
79
Áp dụng các phương pháp trên vào trong tính toán chi phí và lợi ích của việc trồng cam như sau:
3.4.3.1. Chi phí của việc trồng cam
Để cho quá trình tính toán được đơn giản, chúng ta sẽ tính chi phí cho việc trồng cam phát sinh từng năm (từ năm thứ 1 đến năm thứ 7) mà chưa đưa yếu tố tỷ lệ chiết khấu vào trong tính toán.
Theo số liệu thu thập được từ Dự án số 07/DA-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên ngày 13 tháng 8 năm 2007 thì suất đầu tư trồng mới 1 ha cam trồng bằng cây ghép được thể hiện dưới bảng 3-15. Với giả thiết giá các loại phân bón và nhân công được tính theo giá năm 2007. Các loại giá này sẽ được sử dụng để tính toán các lợi ích chi phí của việc trồng rừng ở phần sau.
Bảng 3-20: Chi phí trồng 1 ha cam trong năm đầu tại huyện Hàm Yên
STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Đơn giá
(đồng) Thành tiền(đồng)
1 Cây giống Cây 700 15.000 10.500.000
2 Phân chuồng Tấn 30 200.000 6.000.000 3 Lân supe Kg 700 1.350 945.000 4 Kali Kg 150 5.400 810.000 5 Thuốc bảo vệ thực vật Kg 20 40.000 800.000 6 Vôi bột Kg 700 600 420.000
7 Công lao động Công 325 30.000 9.750.000
8 Hạt cốt khí Kg 25 20.000 500.000
Tổng cộng 29.725.000
Nguồn: Dự án số 07/DA-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên ngày 13/8/2007
Trong 3 năm liên tiếp cây cam cần được đầu tư chăm sóc và bảo vệ với suất đầu tư trung bình cho 1 ha được tính toán dưới bảng sau:
80
STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Đơn giá
(đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Phân chuồng Tấn 30 200.000 6.000.000
2 Đạm urê Kg 320 4.850 1.552.000
3 Lân văn điển Kg 1.000 1.350 1.350.000
4 Kali Kg 210 5.400 1.134.000
5 Thuốc bảo vệ thực
vật
Kg 20 200.000 400.000
6 Vôi bột Kg 700 600 420.000
7 Công lao động Công 240 30.000 7.200.000
Tổng cộng 21.656.000
Nguồn: Dự án số 07/DA-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên ngày 13/8/2007
Trong 3 năm còn lại người trồng cam chỉ mất công chăm sóc bảo vệ là 120 công x 30.000 đồng = 3.600.000 đồng.
Từ các kết quả đã tính toán ở trên ta có bảng tổng hợp chi phí trồng cam qua một chu kỳ kinh tế như sau:
Bảng 3-22: Tổng hợp chi phí trồng 1 ha cam qua chu kỳ 7 năm
Năm Chi phí (đồng) Năm 1 29.725.000 Năm 2 21.656.000 Năm 3 21.656.000 Năm 4 21.656.000 Năm 5 3.600.000 Năm 6 3.600.000 Năm 7 3.600.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp xử lý 3.4.3.2. Lợi ích của việc trồng cam
Qua khảo sát thực tế cho thấy, Trồng cam đến năm thứ 4 trở đi mới cho quả. Sản lượng trung bình của 1ha trong 2 năm đầu thu hoạch đạt giá trị cao nhất là 80 tạ/năm. Trong 2 năm tiếp theo năng suất giảm dần còn 70 tạ/ha và 60 tạ/ha.. Giá bán cho 1 kg cam thu mua tại vườn là 7.000 đồng/kg. Vì vậy bảng tổng hợp doanh thu từ trồng cam qua các năm khi chưa đưa yếu tố tỷ lệ chiết khấu vào là:
81
Bảng 3-23: Doanh thu từ việc trồng 1ha cam qua chu kỳ 7 năm
Sản lượng (kg) Giá bán (đồng) Doanh thu (đồng)
Năm 1 - - - Năm 2 - - - Năm 3 - - - Năm 4 8.000 7.000 56.000.000 Năm 5 8.000 7.000 56.000.000 Năm 6 7.000 7.000 49.000.000 Năm 7 6.000 7.000 42.000.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp xử lý
Khi đứng trên quan điểm kinh tế, việc trồng cam còn có tác dụng hấp thụ khí CO2, bảo vệ đất. Giá trị hấp thụ khí CO2 và bảo vệ đất của cam được nội suy từ giá trị bảo vệ đất của rừng. Theo ý kiến của các chuyên gia đánh giá thì giá trị hấp thụ khí CO2 và bảo vệ đất của cam chỉ bằng 1/3 giá trị hấp thụ khí CO2 và bảo vệ đất của việc trồng rừng. Vì vậy lợi ích của việc trồng cam qua các năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3-24: Tổng hợp lợi ích từ việc trồng 1ha cam qua chu kỳ 7 năm
Đơn vị: Đồng
Lợi ích Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
Doanh thu bán cam - - - 56.000.000 56.000.000 49.000.000 42.000.000 Hấp thụ khí CO2 - 1.718.000 4.304.667 5.532.000 4.268.333 12.764.667 - Bảo vệ đất - 27.567 27.567 27.567 27.567 27.567 - Tổng - 1.745.567 4.332.234 61.559.567 60.295.900 61.792.234 42.000.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý
Nhìn vào bảng lợi ích của việc trồng cam trên ta thấy nếu đứng trên quan điểm tài chính thì lợi ích của việc trồng cam chỉ là doanh thu bán cam hàng năm. Tuy nhiên khi đứng trên quan điểm kinh tế thì lợi ích của việc trồng cam ngoài giá trị
82
doanh thu bán cam hàng năm còn có lợi ích môi trường là hấp thụ khí CO2 và bảo vệ đất chống xói mòn.