Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động của việc trồng rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 75)

V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y

4 See definition of CDM eligible project activities at

3.3.3. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động của việc trồng rừng

Khi lượng hóa các tác động không có giá trực tiếp trên thị trường chúng ta phải sử dụng giá tham khảo. Có rất nhiều phương pháp xác định giá tham khảo khác nhau. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng ta sử dụng chủ yếu là phương pháp chi phí thay thế.

Phương pháp chi phí thay thế dựa trên cơ sở nguyên lý đo lường sự phục hồi lại môi trường mà trong thực tế yếu tố bị ảnh hưởng khó xác định hoặc khó lượng hoá bằng phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này được tiến hành như sau: trước hết là xác định yếu tố tác động và nhân tố bị tác động, tiếp theo là đánh giá mức độ ảnh hưởng, chủ yếu là xác định nhân tố bị ảnh hưởng. Trong đó quan trọng là quy mô, phạm vi và giá trị bằng tiền tệ của quy mô phạm vi này. Trong quá trình thực hiện này chúng ta phải loài trừ được những yếu tố ràng buộc tương quan. Cuối cùng sẽ quy đổi giá trị của mức độ bị ảnh hưởng ra tiền tệ. Giá trị này chính là giá trị thay thế

Sau đây là bảng thể hiện các phương pháp áp dụng để lượng hóa các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng:

64

Bảng 3-7: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng

Hạng mục Phương pháp áp dụng

I. Chi phí:

1) Chi phí giống cây Phương pháp giá thị trường: Dựa vào giá bán cây giống trên thị trường

2) Chi phí phân bón Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại phân bón trên thị trường

3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường

4) Chi phí chăm sóc, bảo vệ Phương pháp giá thị trường: Được tính dựa trên ngày công lao động

II. Lợi ích:

1) Doanh thu khai thác gỗ Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán gỗ trên thị trường

2) Lợi ích bán củi đun Phương pháp giá thị trường: Dựa trên giá bán củi trên thị trường

4) Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn

Phương pháp giá tham khảo: Dựa vào phương pháp chi phí tránh thiệt hại thông qua việc tạo ra các kịch bản khác nhau để xác định giá trị của rừng trong việc bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của rừng. Giá trị này sẽ sử dụng kết quả kế thừa từ các nghiên cứu trước.

Đồng thời sử dụng cả phương pháp giá cả thị trường để xác định giá của các phân bón chứa chất dinh dưỡng N, P, K, hữu cơ mà cây rừng mang lại trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn.

5) Giá trị điều tiết nước của rừng

Phương pháp giá tham khảo: Dựa trên việc so sánh giữa lượng nước mùa kiệt của dòng chảy khi đất có rừng so với đất trống cỏ bụi. Từ đó tính theo giá

65

nước sử dụng vào thủy điện và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (thủy lợi).

Việc tính toán này có sử dụng kế thừa kết quả tính toán từ nghiên cứu trước.

6) Giá trị hấp thụ khí CO2 Phương pháp giá tham khảo:

Giá trị hấp thụ hay lưu trữ các bon của rừng được xác định thông qua giá bán tín chỉ các bon CER (tính bằng tấn CO2e) trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế phát triển sạch CDM của nghị định thư Kyoto.

Công thức tổng quát để xác định là:

Vc = Mc * Pc

Trong đó:

Vc: là giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ các bon của rừng tính bằng USD hoặc đồng cho 1ha

Mc: là trữ lượng cacbon do rừng hấp thụ hoặc lưu giữ tính bằng tấn CO2e/ha

Pc: là giá bán tín chỉ các bon CER trên thị trường tính bằng USD hoặc đồng/tấn CO2e. Việc tính toán này có sử dụng kế thừa kết quả tính toán từ nghiên cứu trước.

7) Giá trị cải tạo độ phì của đất

Phương pháp giá tham khảo:

Để hiểu rõ hơn về giá trị của rừng trong việc cải thiện độ phì đất hay giá trị cung cấp nguồn phân bón. Chúng ta xem xét lượng rơi rụng và dinh dưỡng trong thảm mục, đặc điểm đất dưới rừng. Từ đó quy đổi sang khối lượng phân bón. Sử dụng giá thị trường của phân bón để lượng hóa giá trị này.

66

Áp dụng các phương pháp trên vào trong tính toán chi phí và lợi ích của việc trồng rừng như sau:

3.3.3.1. Chi phí của việc trồng rừng

Việc xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng (keo lai) là xác định chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 7 (chu kỳ kinh doanh 7 năm). Chi phí trồng rừng được căn cứ vào các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng keo của Lâm trường Hàm Yên ở huyện Hàm Yên. Chi phí tạo rừng bao gồm: Chi phí giống cây, phân bón, nhân công trong năm đầu tiên trồng mới rừng và chi phí bảo vệ chăm sóc rừng các năm tiếp theo.

Tại Hàm Yên, người dân trồng rừng đến thời kỳ khai thác gỗ thì bán tại nơi trồng. Vì vậy không tính chi phí khai thác, vận chuyển gỗ đến nơi tiêu thụ.

Theo số liệu thu thập được từ dự án trồng rừng. Chúng ta có thể ước tính được chi phí để trồng 1ha trong năm đầu tiên theo bảng sau:

Bảng 3-8: Chi phí trồng mới 1ha rừng keo trong năm thứ 1

Hạng mục Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

Chi phí giống cây con 1.600 600 960.000

Chi phí phân bón lót NPK 320 1.850 592.000

Chi phí nhân công trồng 160 30.000 4.800.000

Tổng 6.352.000

Nguồn: Lâm trường Hàm Yên, Tuyên Quang

Trong 3 năm tiếp sẽ tiến hành chăm sóc và bảo vệ rừng. Vì vậy phải tính chi phí cho nhân công và chi phí phân bón cho 3 năm tiếp theo này.

Bảng 3-9: Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trong 3 năm tiếp theo

Hạng mục Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

Chi phí phân bón lót NPK 320 1.850 592.000

Chi phí nhân công chăm

67

Tổng 4.192.000

Nguồn: Lâm trường Hàm Yên, Tuyên Quang

Trong 3 năm cuối chỉ mất công bảo vệ rừng với chi phí 360.000 đồng/ha. Từ kết quả tính toán của các bảng 3-3, bảng 3-4 ta có bảng tổng kết chi phí trồng rừng theo các năm khi chưa đưa yếu tố chiết khấu theo thời gian của dòng đồng tiền là:

Bảng 3-10: Tổng chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ cho 1 ha rừng trồng (keo lai) qua chu kỳ 7 năm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý số

liệu

3.3.3.2. Lợi ích của việc trồng rừng

Những lợi ích của việc trồng rừng

được tiếp cận dựa trên quan điểm tổng

giá trị kinh tế của rừng.

Năm Chi phí (đồng) Năm 1 4.864.000 Năm 2 2.992.000 Năm 3 2.992.000 Năm 4 2.992.000 Năm 5 360.000 Năm 6 360.000 Năm 7 360.000

Tổng giá trị kinh tế của rừng

Giá trị sử dụng Giá trị để lại Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị chưa sử dụng Giá trị lựa chọn Giá trị bảo tồn Giá trị sử dụng gián tiếp Bảo vệ đất chống xói mòn Giá trị củi đun Giá trị gỗ Hấp thụ khí CO2 Cải tạo độ phì của đất Giá trị điều tiết nước

68

Hình 3-6: Mô hình đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Khác với rừng tự nhiên, giá trị kinh tế của rừng trồng tập trung vào giá trị sử dụng, còn giá trị chưa sử dụng gần như không có. Trong giá trị sử dụng thì giá trị sử dụng trực tiếp có thể dễ dàng tính toán dựa trên giá thị trường. Còn giá trị sử dụng gián tiếp chúng ta phải sử dụng các phương pháp định giá trong kinh tế học môi trường - cụ thể chúng ta phải sử dụng “giá tham khảo” để lượng hoá thành tiền các tác động. Sau đây là kết quả tính toán cụ thể từng lợi ích của việc trồng rừng:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w