V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y
b) Đất chuyên dùng
2.3.3. Những tồn tại của việc trồng rừng
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì việc trồng rừng còn có những tồn tại sau:
+ Thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn chậm.
+ Suất đầu tư xây dựng rừng thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Sản xuất còn mang nặng tính quảng canh, đặc biệt đời sống của người trực tiếp tham gia sản xuất còn gặp rất khó khăn. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất chất lượng rừng chưa cao.
+ Cơ cấu giống cây trồng còn đơn điệu, chỉ tập trung trồng một số loài cây chính (Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ, Lát).
+ Chất lượng gỗ rừng trồng kém, sản lượng gỗ thấp bình quân đạt 75m3/ha + Công nghệ chế biến lâm sản thô sơ mới dừng lại ở một số sản phẩm truyền thống như nguyên liệu giấy, đồ gia dụng thông thường và phục vụ xây dựng. Chưa có các dây chuyền công nghệ tiên tiến để chế biến đa dạng các sản phẩm với gía trị, chất lượng cao cấp để thu hút thị trường bên ngoài.
54
Để khai thác tiểm năng sẵn có, việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 mang tính cấp thiết, nhằm xây dựng được kế hoạch tổng thể từ công tác quy hoạch, cơ chế chính sách đến việc bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng và đầu tư công nghệ chế biến, gắn phát triển kinh tế rừng với du lịch sinh thái. Có như vậy mới phát huy và sử dụng hiệu quả tiềm năng vốn có về rừng của huyện Hàm Yên.