V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y
TRỒNG CAM VÀ TRỒNG RỪNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
3.1. Quan điểm đánh giá
3.1.1. Đánh giá trên quan điểm Tài chính
Đứng trên quan điểm tài chính, khi phân tích đánh giá một dự án người ta chỉ quan tâm tới những chi phí lợi ích bằng tiền trước mắt mà chưa tính tới các tác động tiềm ẩn lâu dài của dự án đối với môi trường. Do vậy, trên quan điểm tài chính chúng ta chỉ tính tới các lợi ích và chi phí có giá trên thị trường.
3.1.2. Đánh giá trên quan điểm Kinh tế
Khi Đánh giá trên quan điểm kinh tế, các chi phí và lợi ích sẽ được tính toán một cách đầy đủ. Do vậy, ngoài những chi phí và lợi ích được tính trên quan điểm tài chính thì cần tính thêm những chi phí, lợi ích mang tính xã hội môi trường. Trong nghiên cứu này những tác động của việc trồng cam và trồng rừng đối với môi trường bao gồm:
- Lợi ích hấp thụ khí CO2
- Bảo vệ đất chống xói mòn - Cải tạo độ phì của đất - Điều tiết nước
3.2. Các giả thiết được sử dụng trong tính toán
Tính toán các chi phí, lợi ích của việc trồng cam và trồng rừng dựa trên một số giả thiết sau:
1) Chu kỳ kinh tế của dự án trồng cam và trồng rừng đều tính trong vòng 7 năm.
Trên thực tế việc trồng rừng sản xuất đến năm thứ 7 có thể cho thu hoạch. Còn đối với việc trồng cam mặc dù vòng đời của cây cam có thể lớn hơn 7 năm, tuy
59
nhiên từ năm thứ 7 trở đi cây cam bắt đầu bị suy thoái cho năng suất thấp nên sẽ bị phá bỏ để trồng mới lại.
2) Năm gốc để quy đổi về giá trị hiện tại của tiền tệ là năm 2007. Bởi vì năm 2007 là năm bắt đầu triển khai dự án trồng cam và trồng rừng. Đồng thời giá cả của các yếu tố liên quan tới lợi ích của việc trồng cam và trồng rừng được lấy từ năm 2007.
3) Khi tính các lợi ích môi trường của việc trồng cam sẽ được tính dựa trên lợi ích môi trường của việc trồng rừng. Đó là các lợi ích về hấp thụ khí CO2, lợi ích bảo vệ đất chống xói mòn. Bởi vì theo đánh giá của các chuyên gia lâm nghiệp địa phương thì độ che phủ và độ cao của cây cam chỉ bằng khoảng 1/3 của rừng trồng. Như vậy, các lợi ích môi trường này của việc trồng cam bằng 1/3 lợi ích môi trường của việc trồng rừng
Còn giá trị tăng độ phì cho đất và điều tiêt nước của cây cam dường như không rõ ràng. Vì vậy lợi ích này của cây cam sẽ không được tính toán trong lợi ích kinh tế.
4) Để cho đồng nhất giá trị tiền tệ, tác giả sử dụng tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa để quy đổi về giá trị hiện tại của đồng tiền. Tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa được sử dụng là lãi suất trái phiếu chính phủ vào năm 2007 là 12%.
5) Chi phí vận chuyển, khai thác gỗ và thu hoạch cam sẽ không tính trong các hạng mục về chi phí của việc trồng cam và trồng rừng. Bởi vì, giả thiết việc bán cam và gỗ được thực hiện tại ngay nơi trồng.
3.3. Đánh giá hiệu quả của việc trồng rừng
3.3.1. Xác định các chi phí, lợi ích của việc trồng rừng
Đứng trên quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế thì chi phí và lợi ích của việc trồng rừng được xác định như sau:
60
Bảng 3-6: Xác định các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng trên quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế
Hạng mục Quan điểm tài chính Quan điểm kinh tế
I. Chi phí:
1) Chi phí giống cây 1) Chi phí giống cây 2) Chi phí phân bón 2) Chi phí phân bón
3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 3) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 4) Chi phí nhân công chăm sóc 4) Chi phí nhân công chăm sóc
II. Lợi ích:
1) Doanh thu khai thác gỗ 1) Doanh thu khai thác gỗ 2) Giá trị củi đun hàng năm 2) Giá trị củi đun hàng năm
3) Bảo vệ đất chống xói mòn 4) Giá trị điều tiết nước 5) Hấp thụ khí CO2
6) Cải tạo độ phì của đất
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng trên cho chúng ta thấy, khi xét trên quan điểm kinh tế chúng ta đã đưa thêm những lợi ích về môi trường mà việc trồng rừng mang lại. Đó là những lợi ích về bảo vệ đất chống xói mòn, giá trị điều tiết nước, hấp thụ khí CO2 và cải tạo độ phì của đất.
3.3.2. Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng của việc trồng rừng
Trong nghiên cứu này, các tác động tiềm năng của việc trồng rừng cần đưa vào lượng hóa bao gồm:
1) Bảo vệ đất chống xói mòn.
Xói mòn đất được định nghĩa như là sự mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm cả các quá trình sạt lở do trọng lực.
61
Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan, làm mất đi lớp mùn ở tầng mặt.
Nguyên nhân gây xói mòn đất bao gồm: Thứ nhất, lượng mưa và cường độ mưa. Lượng mưa càng lớn và cường độ mưa càng mạnh thì lượng đất bị xói mòn càng nhiều. Thứ hai, độ che phủ của đất. Độ che phủ có ý nghĩa quyết định đến tới lượng đất bị xói mòn. Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì mưa không rơi trực tiếp xuống đất mà rơi và phân tán trên cành lá do đó tác động cơ học nhỏ, dẫn đến xói mòn xảy ra với cường độ nhỏ. Xói mòn đất xảy ra càng mạnh ở những nơi đất dốc và lớp phủ thực vật nghèo nàn.
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự xói mòn đất là: khí hậu, đất, thuỷ văn, địa hình và tác động của con người.
Hình 3-5: Các yếu tố xói mòn đất
Nguồn: Giáo trình Thổ nhưỡng học, Trường đại học Quốc gia Hà Nội
Từ sơ đồ trên cho thấy con người là chủ thể tích cực quan trọng nhất thông qua các hoạt động sản xuất, con người có thể gây ra quá trình xói mòn và ngược lại. Có thể hạn chế và ngăn chặn xói mòn thông qua các biện pháp sử dụng và quản lý đất đai hợp lý và khôn khéo.
Sử dụng đất Yếu tố Con người
Yếu tố tự nhiên
Khí hậu Đất Thuỷ văn Địa hình và độ dốc
- Giáng thuỷ - Bay hơi - Tốc độ gió - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học - Tính chất khoáng vật học - Dạng dòng chảy - Tốc độ chảy - Gradien - Chiều dài dốc - Hình dạng dốc - Mức độ phức tạp Yếu tố tự nhiên Yếu tố ảnh hưởng tới xói mòn đất
62
Qua phân tích ở trên ta có thể khẳng định rằng trồng rừng với độ che phủ cao có thể hạn chế được xói mòn và bảo vệ đất.
2) Hấp thụ khí CO2
Đối với việc trồng rừng ngoài những lợi ích trực tiếp thu được còn có các lợi ích gián tiếp trong đó có lợi ích từ việc hấp thụ khí CO2.
Về nguyên tắc, dịch vụ khí các bon có được do nhiều hoạt động lâm nghiệp mang lại và có thể tính toán được, mua bán được. Tuy nhiên, theo CDM chỉ có 2 hoạt động của dự án là hợp lý đó là trồng mới rừng và trồng lại rừng4. Dịch vụ khí các bon có được do nhiều hoạt động lâm nghiệp mang lại và do đó sẽ được cấp Chứng chỉ giảm khí thải (CERs) do công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cấp. Xây dựng một thị trường chính thống được xem như một công cụ của Nghị định thư Kyoto (Nghiên cứu điểm về Cơ chế phát triển sạch cho trồng rừng ở Bắc Trung Bộ Việt Nam- Claudia E. M. Doets).
Theo trồng mới rừng và tái trồng rừng theo cơ chế CDM, các hoạt động dự án cần phải đạt được kết quả là tạo thành rừng, phù hợp với định nghĩa về rừng do cơ quan đầu mối quốc gia của người chủ nhà quy định. Cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa tiếng Việt5
là rừng: diện tích có ít nhất là 0,5 ha; có Độ che phủ rừng tối thiểu là 30%; và Chiều cao tối thiểu của cây lúc trưởng thành là 3m (Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội, 2007).
Chi tiết về phương pháp, cách lượng hóa giá trị hấp thụ khí CO2 sẽ được thể hiện cụ thể ở phần tính toán sau.
3) Cải tạo độ phì của đất