II. Trên quan điểm Kinh tế
3.6. Kiến nghị và đưa ra những giải pháp sử dụng tài nguyên đất bền vững trong việc trồng cam và trồng rừng
vững trong việc trồng cam và trồng rừng
Trong trường hợp tính toán ở trên cho thấy, việc trồng rừng nếu xét trên quan điểm tài chính mang lại lợi ích thấp hơn nhiều so với việc trồng cam. Trong khi tính trên quan điểm kinh tế thì việc trồng rừng mang lại lợi ích cao hơn nhiều so với việc trồng cam. Vì vậy, nếu trong quy hoạch sử dụng đất cho việc trồng rừng nhằm bảo vệ môi trường một cách bền vững thì các nhà hoạch định chính sách cần có những biện pháp hỗ trợ về tài chính cho những hộ gia đình trồng rừng. Để người dân yên tâm trồng và chăm sóc bảo vệ rừng.
Thực tế cho thấy, hiện nay các chương trình hỗ trợ trồng rừng như chương trình 661 của Chính phủ về trồng 5 triệu ha rừng chỉ có mức hỗ trợ đối với trồng rừng sản xuất là 2 triệu đồng/ha. Mức hỗ trợ này chưa đủ tạo ra động lực để người dân yên tâm trồng rừng. Vì vậy, có nhiều nơi người dân có xu hướng phá rừng đi trồng các cây ăn quả mang lại lợi ích tài chính cao hơn. Đến giai đoạn hiện nay chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ đã không hoàn thành được mục
88
tiêu đề ra. Sau 8 năm (1998-2005) thực hiện Dự án trồng được chỉ đạt 28,5%: Tiến độ trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ đạt 32,2%; tiến độ trồng rừng sản xuất chỉ đạt 22% (nếu tính cả diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả cũng chỉ đạt 26%)6. Việc triển khai thực hiện dự án chưa bám sát nghị quyết của Quốc hội. Cụ thể dự án đã có sự thay đổi lớn từ trồng mới 2 triệu héc-ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng xuống còn 1 triệu héc-ta và chuyển nhiệm vụ trồng mới 1 triệu héc-ta sang khoanh nuôi tái sinh. Đối với rừng sản xuất đã giảm chỉ tiêu trồng mới từ 3 triệu héc-ta xuống còn 2 triệu héc-ta, còn 1 triệu héc-ta điều chỉnh sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả7.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu trồng 5 triệu ha, trong đó có một nguyên nhân đó là chính sách tài chính hỗ trợ trồng rừng chưa tạo động lực cho người dân.
Hiện nay có cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường của Thủ tướng Chính Phủ được áp dụng thí điểm tại một số tỉnh (Theo quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2008). Chính sách này nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, nhất là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các dịch vụ kinh doanh du lịch. Đây là căn cứ để Nhà nước, tổ chức …được hưởng lợi từ rừng phải chi trả cho dịch vụ đó. Cụ thể: Đối với lợi ích từ việc hấp thụ khí CO2 của rừng như đã tính toán trong bảng 3-11 ở trên thì để nhận được khoản tiền này có 2 hình thức: 1) Nhà nước tìm cơ chế để các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để đóng góp; 2) Nhà nước chia sẻ lợi ích với người dân để người dân duy trì được rừng. Chỉ có vậy người dân mới an tâm trồng rừng mà không chuyển sang trồng cam. Còn đối với giá trị điều tiết nước của rừng thì lợi ích mang lại cho đất nước. Vì nhờ giá trị điều tiết nước này sẽ hạn chế được lũ quét gây thiệt hại về kinh tế cho đất nước. Nên nhà nước cần có cơ chế thích hợp để hỗ trợ cho người dân.
6 Nguồn: http://www.agenda21.monre.gov.vn/default.aspx?tabid=339&idmid=&ItemID=3099
89
Tóm lại, việc sử dụng đất để trồng cam hay trồng rừng tùy thuộc vào quan điểm của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên của huyện Hàm Yên thì những nơi đất có độ dốc lớn có thể được quy hoạch trồng rừng, những nơi đất sườn đồi có độ dốc thoai thoải thì có thể trồng cam. Mặc khác để quyết định trồng cam hay trồng rừng đều cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm đạt được việc sử dụng đất bền vững hiệu quả. Sau đây là những biện pháp kiến nghị đối với việc trồng rừng và trồng cam một cách bền vững: