Sơ lƣợc về vi khuẩn nội sinh

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sả (cymbopogone citratus (dc.) stapf) trồng tại tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)

b) Thu hoạch và nhân giống sả

2.3 Sơ lƣợc về vi khuẩn nội sinh

Vi khuẩn nội sinh (VKNS) là vi khuẩn sống toàn bộ hay một phần thời gian chu kì sống của chúng trong mô thực vật, không làm tổn thương mô mà những loại vi khuẩn này còn có lợi đối với cây (Kobayashi và Palumbo, 2000; Barbara, 1996). Vì sống trong môi trường tương đối ổn định – trong mô thực vật mà các loại VKNS có thể sản xuất được nhiều hoạt tính sinh học hơn các vi khuẩn vùng rễ hoặc bất kỳ vi khuẩn khác mà được phân lập từ bề mặt cây trồng hay từ đất (Dowler và Weaver, 1974; Andrew, 1992). Chúng có giá trị trong nông nghiệp như một công cụ cải tiến mùa màng (Muthukumarasamy et al., 2002).

Từ vùng rễ, chúng xâm nhập vào mô thực vật xuyên qua vùng rễ theo 3 cách là: bám ở bề mặt rễ và tìm cách chui vào rễ chính hay rễ bên (lateral roots), thông qua lông hút, giữa các tế bào nhu mô rễ hay biểu bì rễ để sống nội sinh như Azotobacter,

Bacillus, Beijerinckia, Derxia, Enterobacteriaeae (Klebsiella, Enterobacter, Pantonae), Pseudomonas, Alcaligenes, Azoarcus, Burkholderia, Campylobacter, Herbaspirillum Gluconacetobacter, và Paenibacillus (Elmerich, 2007). Tuy nhiên, nó

cũng có thể xâm nhập vào các mô thông qua khí khẩu hay các vị trí bị tổn thương của lá (Roos và Hattingh, 1983).

Sau khi xâm nhập vào cây chủ VKNS có thể tập trung tại vị trí xâm nhập hoặc di chuyển đi khắp nơi trong cây đến các hệ mạch của rễ, thân, lá, hoa (Zinniel et al.,

2002), thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cây, sự phát triển lông rễ một cách mạnh mẽ và giảm sự kéo dài rễ (Harari et al., 1988). Mật số của quần thể vi khuẩn nội sinh rất biến thiên, phụ thuộc chủ yếu vào loại vi khuẩn và kiểu di truyền của cây chủ;

nhưng cũng còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây chủ và các điều kiện môi trường (Pillay và Nowak, 1997).

Hiện nay, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến nhóm VKNS có khả năng cố định nitơ trong không khí (Xu et al., 1998), tổng hợp kích thích tố tăng trưởng

(Barbieri et al., 1986) và những hợp chất chống lại mầm bệnh như vi khuẩn, nấm,

tuyến trùng ... gây bệnh cho cây trồng, có thể xem những hợp chất này như là hợp chất kiểm soát sinh học hay đối kháng (biocontrol agents) (Berg et al., 2005). Ngoài ra,

chúng còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường (Rosenblueth và Martinez, 2006), tăng hàm lượng các chất khoáng, tăng khả năng kháng bệnh (Fahey et al., 1991), hòa tan lân khó tan cho cây trồng hấp thụ tốt chất dinh dưỡng

(Lăng Ngọc Dậu et al., 2007).

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sả (cymbopogone citratus (dc.) stapf) trồng tại tỉnh kiên giang (Trang 25 - 26)