- Chuẩn bị thuốc thử phenol nitroprusside: cân chính xác 5g phenol và 0,025g nitroprusside hòa tan thêm nước cất vào đến 0,5L.
- Pha buffer: cho 1ml NaOCl có nồng độ (5 – 5,25 %) và 5 g NaOH vào 0,5L nước cất.
- Pha đường chuẩn 0, 1, 2, 3, 4, 5 ppm
+ Đường chuẩn 0 ppm gồm có: 5ml H2O, 0ml NH4+, 5ml buffer, 5ml thuốc thử + Đường chuẩn 1 ppm gồm có: 4ml H2O, 1ml NH4+, 5ml buffer, 5ml thuốc thử + Đường chuẩn 2 ppm gồm có: 3ml H2O, 2ml NH4+, 5ml buffer, 5ml thuốc thử + Đường chuẩn 3 ppm gồm có: 2ml H2O, 3ml NH4+, 5ml buffer, 5ml thuốc thử + Đường chuẩn 4 ppm gồm có: 1ml H2O, 4ml NH4+, 5ml buffer, 5ml thuốc thử + Đường chuẩn 5 ppm gồm có: 0ml H2O, 5ml NH4+, 5ml buffer, 5 ml thuốc thử
- Đo nồng độ NH4+ trong dịch vi khuẩn
+ Hút 1,5ml dịch vi khuẩn trong các ống nghiệm cho vào eppendorf.
Hình 4: Sự thay đổi màu của dãy dung dịch đạm theo phƣơng pháp Idophenol Blue 5 4 3 2 1 0
+ Ly tâm 13.000 vòng/phút trong 10 phút.
+ Hút 1ml dịch vi khuẩn đã ly tâm và 4ml H2O, 5ml buffer, 5ml thuốc thử. Tiến hành đo phổ OD.
+ Dựa vào sự thay đổi màu của phản ứng giữa thuốc thử và NH4+, đo OD ở bước sóng 636nm, sau đó vẽ đồ thị trên Excel có thể tính được nồng độ NH4+ trong dịch vi khuẩn.
+ Mỗi mẫu đo được lặp lại 3 lần, sau đó tính giá trị trung bình của 3 lần đo sau ngày 2, ngày 4, ngày 6.
3.2.5 Xác định khả năng hòa tan lân khó tan.
Nuôi vi khuẩn trong ống nghiệm chứa môi trường PDA lỏng thu sinh khối: chủng 1 mL vi khuẩn gốc vào ống falcon 50mL có chứa 20mL môi trường PDA lỏng, lắc trên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút, mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần (Lăng Ngọc Dậu et al., 2007).
Độ hữu hiệu của các dòng vi khuẩn hòa tan lân khó tan.
Hiệu suất hòa tan lân E được tính theo công thức:
Tiến hành thí nghiệm
Dùng micropipet hút 5L dung dịch vi khuẩn từ mỗi ống nghiệm môi trường tăng sinh PDA có bổ sung yeast extract 1% nhỏ lên đĩa môi trường NBRIP. Mỗi đĩa 4 dòng, 3 lần lặp lại.
Quan sát và đo đường kính halo, khuẩn lạc mỗi ngày.
3.2.6 Xác định khả năng tổng hợp IAA