Kết quả khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sả (cymbopogone citratus (dc.) stapf) trồng tại tỉnh kiên giang (Trang 54 - 56)

c) Phương pháp

4.2 Kết quả khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn

Trong số 19 dòng vi khuẩn phân lập được sau khi khảo sát khả năng hòa tan lân trong môi trường NBRIP đặc , kết quả chỉ có 14 dòng vi khuẩn tạo được vòng halo (hình 9) chứng tỏ các dòng vi khuẩn này có khả năng hòa tan lân khó tan (bảng 9). Các dòng vi khuẩn này còn có khả năng thay đổi màu môi trường (từ xanh sang vàng) do hạ pH (môi trường có chất chỉ thị màu bromothymol blue) do các dòng vi khuẩn sinh trưởng tổng hợp được acid hữu cơ (Rossosilini et al., 1998) (Hình 9).

Ngày 2 sau khi chủng, có 10 dòng tạo vòng halo, dòng có khả năng hòa tan lân mạnh nhất là H06 (E=241,67) và H12 (E=243,33), khác biệt có ý nghĩa so với các dòng có hệ số hòa tan lân thấp là H02, H04, H08, H10 và H13 nhưng lại khác biệt không ý nghĩa với các dòng H09 và H17.

Đến ngày 4, có thêm dòng H01, H03, H15 và H16 tạo vòng halo. Dòng có hiệu suất hòa tan lân cao nhất là H18 (E=260,00) khác biệt không ý nghĩa với các dòng H12 và H13 nhưng khác biệt có ý nghĩa với các dòng còn lại. Dòng hòa tan lân thấp nhất là H15 (E=141,03).

Đường kính halo của các dòng tiếp tục tăng vào ngày 6 nhưng chậm hơn so với ngày 4 (Bảng 10). Dòng hòa tan lân mạnh nhất vẫn là dòng H18 (E=260,00) và thấp nhất là dòng H15 (E=122,13). Dòng H15 hòa tan lân thấp và chỉ tăng kích thước đường kính khuẩn lạc mà không tăng đường kính halo, chứng tỏ dòng vi khuẩn này có thể đã sử dụng lượng lân hòa tan để phát triển sinh khối (Ohtake et al., 1998).

Trong số 14/19 dòng có khả năng hòa tan lân, dòng H18 có hiệu suất hòa tan lân cao nhất vào ngày 6 (E=260,00). Theo nghiên cứu của Tô Hoàng Diễm (2013), dòng vi khuẩn L5 nội sinh trong cây cúc mui có E=220,8 vào ngày thứ 5. Nghiên cứu khác của Phạm Thanh Sang (2014), 2 dòng RS5 và LS3 nội sinh trong cây diếp cá có hiệu quả hòa tan lân lần lượt là 186,9% và 183,3%. Điều này cho thấy dòng H18 có triển vọng để ứng dụng vào sản xuất phân vi sinh bón cho cây dược liệu.

Hình 9: Vòng halo do vi khuẩn hòa tan lân tạo ra

Ghi chú: LP1I là dòng H15 R2III là dòng H13

Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn được thể hiện trong bảng 9.

Bảng 9. Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn

STT Dòng

Thời gian ủ

Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6

E E E 1 H01 0,00 163,74cd 132,60fg 2 H02 156,67c 193,33bc 188,89bcd 3 H03 0,00 153,77d 169,05cdef 4 H04 173,33c 198,89bc 174,60cdef 5 H06 241,67a 212,22b 195,56bcd 6 H08 157,78c 165,56cd 153,17defg 7 H09 225,56ab 176,19bcd 190,48bcd 8 H10 168,89c 210,48b 180,48cde 9 H12 243,33a 255,00a 226,67ab 10 H13 178,52c 258,89a 172,76cdef 11 H15 0,00 141,03d 122,13g 12 H16 0,00 167,46cd 140,00fg 13 H17 201,11abc 206,67b 203,61bc 14 H18 186,67bc 260,00a 260,00a CV(%) 13,67 11,48 14,37

Ghi chú: E là hệ số hòa tan lân

Các trị trung bình theo sau các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không ý nghĩa thống kê ở 5%

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sả (cymbopogone citratus (dc.) stapf) trồng tại tỉnh kiên giang (Trang 54 - 56)