Thống kê kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 75 - 84)

Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số kết quả bài kiểm tra

Bài KT Lớp Số HS Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 phút TN 72 0 0 0 0 2 2 2 15 31 15 5 ĐC 72 0 0 0 1 3 3 10 15 31 9 0 45 phút TN 72 0 0 1 3 1 5 9 10 16 20 7 ĐC 72 0 4 3 4 12 17 18 9 4 1 0

Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 1 3 3 7 11 25 47 35 12 ĐC 72 144 0 4 3 5 15 20 28 24 35 10 0

Bảng 3.3: Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống.

Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 1 4 7 14 25 50 97 132 144 ĐC 72 144 0 4 7 12 27 47 75 99 134 144 144

Bảng 3.4: Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống.

Lớp Số HS Số bài KT Số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 72 144 0 0 0.7 2.8 4.9 9.7 17.4 34.7 67.4 91.7 100 ĐC 72 144 0 2.8 4.9 8.3 18.8 32.6 52.1 68.8 93.1 100 100 Bảng 3.5: Các thông số thống kê. Lớp Số HS Số bài KT X S2 S V% TN 72 144 7.71 2.9 1.7 27.5 ĐC 72 144 6.19 2.53 1.59 20.6

Từ các số liệu trong bảng 3.2 và bảng 3.4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất luỹ tích của các lớp ĐC và TN.

Đồ thị 3.2 Đường tần suất luỹ tích của nhóm ĐC và TN

Từ bảng 3.5 ta thấy: Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Ở đây nảy sinh vấn đề: Sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng BGĐT trong dạy học thực sự tốt hơn trong dạy học truyền thống hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lý số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.

Giả thuyết H0: X TN = X ĐC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).

Giả thuyết H1 = X TN > X ĐC đối lập với giả thuyết thống kê (PPDH với sự hỗ trợ của MVT thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Chọn mức ý nghĩa α = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu

nhiên Z. Với TN 2 2 TN TN N N X X Z S S − = + §C §C §C Trong đó: NTN = 72; NĐC = 72; STN2 =2.53; SĐC2 =2.9; XTN =7.71, XĐC =6.19 → Z ≈ 5.54

Với α = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Zt: ( ) 1 2 1 2.0,05 0.45

2 2

t

Z α

ϕ = − = − =

Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 1.65

So sánh Z và Zt ta có: Z > Zt. Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 bị bác

bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy X TN > X ĐC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH với sự hỗ trợ của BGĐT thực sự có hiệu quả hơn.

Kết luận

Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, đại lượng kiểm định Z > Zt

chứng tỏ PPDH với BGĐT thực sự có hiệu quả tích cực hóa hoạt động của HS từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Hệ số biến thiên giá trị điểm số của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC, chứng tỏ: Độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Điều này phản ánh thực tế ở lớp học TN: Hầu hết HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt hiệu quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các HS trong lớp cũng ít hơn.

Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp TN thực sự tốt hơn các lớp ĐC.

Qua quá trình TNSP có thể kết luận: Sử dụng BGĐT để giảng dạy một số bài trong chương “Quang học” cho HS lớp 7 tạo ra không khí học tập sôi nổi,

HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em, các em tích cực hoạt động. Về mặt định lượng, tổ chức DH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với BGĐT đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất học tập. Như vậy, sử dụng BGĐT hỗ trợ QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên, để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía GV.

Kết luận chương III

Qua một số tiết TNSP, với số lượng HS hạn chế, các BGĐT đã biên soạn khẳng định có thể sử dụng giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất có thể của trường. Kết quả TNSP cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các bước của tiến trình dạy học có sự trợ giúp của BGĐT, các giải pháp sư phạm trong mỗi bước là phù hợp và có tính khả thi. Những kết quả bước đầu có thể khẳng định việc tổ chức dạy học với BGĐT chương “Quang học” có tác dụng nâng cao chất lượng DHVL, góp phần đổi mới PPDH, từng bước tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS THCS. Cụ thể:

Đối với hoạt động học tập của HS THCS: Có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, gây hứng thú, kích thích sự tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em. Hiệu quả các giờ học theo tiến trình dạy học mới giúp các em hiểu bài tốt hơn, chất lượng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cao hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Nhờ đó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS THCS.

Đối với hoạt động dạy của GV: Có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động dạy học của GV, làm thay một số lượng công việc đáng kể cho GV như: viết, vẽ bảng, trình bày tranh ảnh,... nhờ đó GV có nhiều thời gian để quan tâm đến hoạt động học của HS, tăng cường việc chỉ đạo hoạt động nhận thức cho HS và có nhiều điều kiện thuận lợi để theo dõi và đánh giá đúng năng lực học tập của từng HS từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời với HS chậm tiến. Bên cạnh đó nó còn có khả năng giúp GV giám sát và điều tiết được tiến trình dạy học.

Đối với việc chuẩn hoá cơ sở dữ liệu môn học: Đây là thế mạnh của BGĐT với sự trợ giúp của MVT. Người sử dụng có thể bổ sung, tích luỹ làm phong phú cho kho tư liệu của BGĐT như: thư viện tranh ảnh, phim thí nghiệm, mô phỏng, ngân hàng câu hỏi... Đặc biệt có thể thay đổi, bổ sung hay chỉnh sửa các bài giảng theo kinh nghiệm của từng GV cho phù hợp cho tiến trình dạy học và trình độ nhận thức của HS. Điều này thể hiện tính mở của BGĐT trong dạy học, các tài liệu điện tử không chỉ được lưu trữ theo năm tháng mà còn cho phép cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng.

Để các giờ học có sự hỗ trợ của BGĐT đạt hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý, tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề... của HS đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm, có sự đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình dạy học một cách khoa học.

Như vậy, phương án dạy học với sự hỗ trợ của BGĐT đã có tính khả thi đối với đối tượng HS THCS. Tuy nhiên, không nên xem MVT là PTDH vạn năng có thể thay thế GV hay phủ định vai trò của các PTDH truyền thống khác. Để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi PTDH cần có sự phối hợp giữa các PTDH, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các hình thức lên lớp và các PPDH khác.

KẾT LUẬN

Ở thế kỷ XXI này, loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên của CNTT cùng với nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội của tất cả các quốc gia, đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ năng đặc thù và thái độ tích cực để tiếp nhận và làm chủ tri thức, làm chủ thông tin một cách sáng tạo. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng.

Trong quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế BGĐT theo hướng tích cực hóa hoạt

động nhận thức cho học sinh THCS Chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: 1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sử dụng BGĐT làm PTDH vật lý để nâng cao chất lượng của QTDH, bước đầu khẳng định tính tích cực của việc sử dụng BGĐT với sự hỗ trợ của của các PTDH hiện đại

2. Vận dụng những quan điểm LLDH hiện đại về bản chất hoạt động học và chức năng của GV trong tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học, làm sáng tỏ vai trò và chức năng của BGĐT trong QTDH.

3. Các BGĐT dạy học với sự hỗ trợ của các thí nghiệm mô phỏng, các hình ảnh tĩnh, động đã thực sự góp phần giải quyết những khó khăn của GV và HS trong QTDH từ đó thúc đẩy tính tích cực của HS trong quá trình học tập.

4. Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật và quy trình thiết kế BGĐT hỗ trợ DH. Lựa chọn phần mềm thiết kế BGĐT hiệu quả, dễ sử dụng và phù hợp trình độ tin

học của GV và HS. Có thể kết luận: Việc triển khai DH với BGĐT ở trường THCS thực sự có tính khả thi, qua đó GV và HS tiếp cận được các PTDH hiện đại, từng bước phát triển hiện đại hóa các PTDH nhằm nâng cao chất lượng DHVL.

5. Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo chúng tôi đã phân tích cấu trúc logic và tìm hiểu thực trạng dạy và học chương “Quang học” ở trường hiện nay, phát hiện những khó khăn khi dạy học chương này để đưa ra giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

6. Tiến trình dạy học sử dụng BGĐT thiết kế với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại và kết hợp với các PTDH truyền thống được GV ủng hộ và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay. Các bài thiết kế bảo đảm mục tiêu và thời lượng tiết học, phù hợp với trình độ HS.

7. Trong các tiết dạy TNSP, khi sử dụng BGĐT với các PTDH, GV đã tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS một cách tích cực và HS cũng đã tích cực phát biểu xây dựng bài, tranh luận sôi nổi, thoải mái, tiếp thu bài giảng hứng thú, có niềm tin vững chắc vào kiến thức thu nhận được sau tiết học.

8. Kết quả TNSP cho thấy, chất lượng học tập ở các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC.

9. Kết quả TNSP đã kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nêu ra.

10. Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của việc sử dụng BGĐT trong QTDH để phát triển các PTDH hiện đại và nâng cao chất lượng dạy học nói chung và DHVL nói riêng ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Sử dụng BGĐT dạy học đã góp phần hiện đại hóa PTDH bộ môn, cải tiến hình thức lên lớp truyền thống, phát huy khả năng tích cực hoạt động nhận thức và sáng tạo của HS. Những thành quả to lớn mà nó mang lại cho nhà trường, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời từng bước hình thành môi trường học tập hiện đại ở nhà trường phổ thông. Đó cũng là niềm tin, thái độ, hành động đúng đắn để chuẩn bị đón nhận một “nền giáo dục điện tử” tất yếu sẽ ra đời trong tương lai.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có kiến nghị

cho HS THCS làm quen với môi trường học tập mới từ các lớp dưới và từ các phần học trước. Trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản phục vụ cho mục đích học tập.

2. Đối với nhà trường và Sở GD&ĐT cần tăng cường trang thiết bị, PTDH hiện đại như MVT, máy chiếu cho trường THCS một cách đầy đủ và đồng bộ. Nên có phòng học cho các bộ môn để tạo điều kiện sử dụng PTDH hiện đại vào QTDH một cách tốt nhất.

3. Có biện pháp khuyến khích GV ứng dụng PTDH hiện đại trong QTDH, như việc tổ chức hội thi GV giỏi theo hình thức ứng dụng CNTT ở từng địa phương và trên cả nước.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi thấy đây là hướng nghiên cứu mới của nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay, tuy nhiên một số nước trên thế giới BGĐT đã được sử dụng phổ biến và thực sự đem lại hiệu quả. Mặc dù trong thời gian không dài và khả năng còn hạn chế nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài này để hoàn thiện LLDH và phát huy tối đa hiệu quả của BGĐT trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng.

Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở trường THCS hiện nay nhất là việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Hướng phát triển của đề tài

- Tiếp tục khắc phục những hạn chế về nội dung cũng như hình thức của BGĐT dạy học chương “Quang học” và hoàn thiện một số yêu cầu về mặt kỹ thuật để BGĐT thực sự có tính chuyên nghiệp, có thể triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng. - Chúng tôi tiếp tục hoàn thiện, phát triển khả năng ứng dụng BGĐT dạy học chương “Quang học” và mở rộng phạm vi xây dựng BGĐT cho các nội dung khác trong chương trình vật lý THCS.

- Nghiên cứu xây dựng một cấu trúc cơ sở dữ liệu có tính tối ưu về phương diện dạy học làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển hệ thống thư viện điện tử ngày càng được chuẩn hoá trong tương lai.

- Nghiên cứu việc sử dụng MVT với các thiết bị ngoại vi trong dạy học từ đó chú ý khai thác khả năng hỗ trợ của MVT trong các thí nghiệm thực hành vật lý.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w