1.3.6.1. Ưu điểm
Chuyển tải đến HS một lượng kiến thức lớn, hình ảnh trực quan, sinh động.
Với BGĐT, GV có thể thực hiện đầy đủ các kênh chữ, kênh tiếng trong quá trình dạy học. Do đó rèn luyện cho HS không chỉ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn quan sát và cảm nhận được sự kiện hiện tượng.
BGĐT giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn HS hơn và hạn chế được việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy rất chặt chẽ. Đảm bảo được độ chính xác của kiến thức khi truyền thụ đến HS.
mà giáo viên có nhiều thời gian giảng bài, thời gian cho việc trao đổi giữa GV với HS, HS với HS tăng lên.
Thuận lợi cho GV trong quá trình soạn bài, bởi có thể lưu lại, dễ dàng bổ sung, chỉnh sửa các nội dung, cập nhật hóa kiến kiến thức ở bất kì mục nào, đoạn nào trong bài giảng.
Khi sử dụng BGĐT với hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện một cách hiệu quả, thì tiết dạy học không còn đơn điệu nhàm chán như các tiết dạy học truyền thống, mà đã từng bước kích thích được hứng thú học tập ở HS, cùng với các PPDH tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của HS, biến quá trình dạy học thành quá trình dạy học tích cực, nâng cao chất lượng dạy học.
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm GV có thể thiết kế các mô hình minh họa các khái niệm trừu tượng, khó hiểu, thiết kế các thí nghiệm nguy hiểm hay thời gian thực hiện kéo dài mà trong thực tế GV, HS không thể tiến hành được (hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các hiện tượng ứng dụng kiến thức vật lí trong thực tế ít thấy…) làm tăng tính trực quan của quá trình dạy học, hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
Đối với BGĐT thì GV có thể khai thác Internet để làm phong phú nguồn tư liệu tranh ảnh minh họa cho các tiết dạy, đồng thời tham khảo các phương án thiết kế, giảng dạy của đồng nghiệp từ đó làm cho tiết dạy của các bài tăng tình hiệu quả hơn.
1.3.6.2 Nhược điểm
Để thực hiện việc giảng dạy bằng BGĐT thì nhà trường cần trang bị các phương tiện nghe nhìn, phương tiện dạy mà không phải trường nào cũng trang bị được.
Để thiết kế và sử dụng BGĐT có hiệu quả thì đòi hỏi người GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt các phần mềm công cụ, song những kiến thức tin học và các phần mềm ứng dụng ngày càng nhiều gây trở ngạy lớn cho GV.
Việc thiết kế BGĐT đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn giáo án truyền thống, việc tìm kiếm những hình ảnh, tư liệu cũng gặp khó khăn với GV do trình độ tin học, anh văn và quỹ thời gian tìm hiểu còn hạn
chế.
Thực tế chỉ ra rằng không phải bất kì bài nào sử dụng BGĐT cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là khi sử dụng máy tính một cách đơn điệu, bị động.
HS đã quen với cách học theo kiểu GV giảng – đọc HS chép, thì nay HS được học với cường và tốc độ nhanh. Nhiều HS chưa kịp hiểu rõ những chữ trên màn hình có nghĩa gì thì những dòng chữ đã trôi mất.
HS có thể bị lôi cuốn, với những hiệu ứng lạ mắt, những hình ảnh đẹp nên dễ dàng phân tán với bài giảng. Vì vậy GV cần phải có sự lựa chọn thận trong khi đưa vào bài giảng những hiệu ứng như vậy.
Tuy nhiên để việc giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT&TT và khai thác hiệu quả của BGĐT thì một trong các biện pháp khả thi là kết hợp giữa các PPDH truyền thống, PPDH tích cực và dạy học có sử dụng CNTT&TT như một yếu tố không thể tách rời. Có như vậy mới đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay.