Thiết kế BGĐT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 29 - 33)

1.3.5.1. Một số dấu hiệu bài học có thể sử dụng BGĐT hỗ trợ cho việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Chúng tôi đưa ra một số dấu hiệu nhận biết để có thể sử dụng BGĐT cho giảng dạy hoặc hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy như sau:

Bài học có sử dụng thí nghiệm, mô hình, quan sát hiện tượng mà thí nghiệm thực rất khó tiến hành, hay các mô hình thực rất khó xây dựng, hiện tượng khó quan sát hay cần một lượng thời gian dài.

Ví dụ: Bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” bài có tìm hiểu về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực nhưng mô hình không có.

Bài học nội dung nhiều, có sự khái quát cao về nội dụng kiến thức, liên hệ các hiện tượng trong thực tế mà HS ít gặp, vận dụng kiến thức vào các hiện tượng thực tế.

Ví dụ: Đối với chương I Quang học VL lớp 7 là bài “Tổng kết chương I” nội dung nhiều và các hiện tượng liên hệ thực tế học sinh ít gặp thường ngày

Bài giảng cần giảng dạy một lúc nhiều học sinh, không có điều kiện về thời gian để truyền thụ đến HS trong tiết dạy.

Ví dụ: Bài ngoại khóa tìm hiểu về các hiện tượng vật lý. Đối với chương này có chủ đề tìm hiểu về hiện tượng “Nhật thực, Nguyệt thực”.

1.3.5.2 Thiết kế BGĐT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Từ vai trò của BGĐT ta thấy rằng, việc thiết kế một BGĐT hướng vào việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học để đạt mục đích nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng ở người giáo viên và người giáo viên phải có một trình độ tin học căn bản.

Quy trình thiết kế một BGĐT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS gồm các bước sau: [8, tr 162]

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, xác định mục tiêu bài học, soạn giáo án

Đây là công việc cần làm đầu tiên của người GV, GV cần phải nghiên cứu kỹ qua SGK và các tài liệu liên quan.

Trong dạy học hướng tập trung vào HS, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài HS đạt được cái gì? Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu dạy học, nghĩa là chỉ ra được sản phẩm mà HS có được sau bài học. Do đó, GV phải đọc kỹ SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung từng mục của bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Qua đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.

Soạn giáo án (kế hoạch dạy học) theo cấu trúc của giáo án dạy học tích cực. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khác.

Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy

Khi thực hiện bước này GV phải hình dung được những hoạt động sư phạm trên lớp của cả tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào cần sự hỗ trợ của máy tính ( tranh ảnh, mô phỏng…) để tiết học đạt hiệu quả cao.

Tên cảnh (Hoạt động) – thời gian – Nội dung – hình ảnh thể hiện trên máy vi tính.

Bước 3: Multimedia hóa kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng, là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với giáo án truyền thống. Việc multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước sau:

Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.

Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, đồ họa, hình ảnh, phim… Sưu tập hoặc xây dựng nguồn tư liệu sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này có thể lấy từ phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet…

Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng, chẳng hạn xử lý hình ảnh, âm thanh, đoạn phim…nhưng phải đảm bảo yêu cầu về mặt sư phạm khi sử dụng.

Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu

Sau khi có đầy đủ tư liệu cho việc thiết kế BGĐT, tiến hành sắp xếp lại tư liệu thành thư viện tư liệu, tức là ta tạo cây thư mục hợp lý. Khi có cây thư mục sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin khi sao chép từ máy này sang máy khác, ổ đĩa này sang ổ đĩa khác.

Bước 5: Thể hiện kịch bản sư phạm trên máy tính.

Xử lý chuyển các nội dung trên thành BGĐT trên máy tính.

Dựa trên một số phần mềm tiện ích (Powerpoint, Violet, Crocodile, Flash….), để thể hiện.

Lựa các ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.

thức cụ thể, từ đó định ra các Slide. Sau đó xây dựng nội dung cho các slide. Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi Slide có thể là văn bản, tranh ảnh, Video clip… Điều lưu ý trong việc trình bày nội dung các slide là Font chữ, màu chữ, màu nền phải thống nhất, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.

Có thể tham khảo [2] để được một số cặp màu đảm bảo độ tương phản tốt như bảng 1.1

Màu nền Vàng Trắng Xanh Trắng Đen Màu chữ Đen Đỏ, Xanh Trắng Đen Vàng

Bảng 1.1

Không nên quá lạm dụng các hiệu ứng trình diễn “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết ở học sinh, phân tán chú ý trong học tập mà cần chú ý làm nổi bậc nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh.

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (Hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây là ưu điểm nổi bậc có được trong BGĐT nên cần khai thác tối đa chức năng này. Nhờ vào chức năng này mà bài giảng được thực hiện một cách linh hoạt, sinh động có thể truy xuất kịp thời các thông tin, học sinh dễ tiếp thu.

Bước 6: Xem xét, điều chỉnh thể hiện thử trên máy, dạy thử, sữa chữa và hoàn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để sửa chữa và hoàn thiện.

Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các Slide để điều chỉnh những sai sót về kỹ thuật trên máy tính).

Chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng.

Dạy thử (trước GV hoặc cả GV và HS) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện trước khi dạy chính thức.

Bước 7: Viết bản hướng dẫn

Bản hướng dẫn gồm các nội dung sau: Kỹ thuật sử dụng.

Ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng slide được thiết kế trên máy tính. Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp với phương pháp khác, phương tiện khác

(nếu có).

Hoạt động tương tác giữa GV và HS, HS và HS, HS và MVT……

Khi thiết kế BGĐT cần lưu ý một số điểm sau [8, tr 166]

Mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp phải đảm bảo nguyên tắc và phương pháp dạy học bộ môn. BGĐT không phải thay thế vai trò của GV mà là loại hình thiết kế bài giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Đảm bảo mọi yêu cầu về thực hiện nội dung và phương pháp dạy học bộ môn phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức HS.

Nội dung phải được tinh lọc ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.

Đặc biệt có tính mở, phát huy tối đa tính tích cực nhận thức, sáng tạo ở HS. Tạo sự tương tác giữa các đối tượng trong giảng dạy.

Cần cân nhắc khi sử dụng hệ thống đa phương tiện cho phù hợp với nội dung, với thời gian rất hạn chế trong một tiết dạy.

Các kiến thức đưa vào trình chiếu dưới dạng các Slide, các đoạn Video clip, Audio, hình ảnh… phải được lọc lựa chính xác, dễ hiểu, thể hiện được logic cấu trúc bài dạy gồm cả kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng tạo điều kiện tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của HS, tránh lạm dụng trình chiếu một chiều.

Ngoài ra, muốn có một BGĐT tốt thì người GV phải biết khai thác mạng Internet tìm kiếm các tư liệu hình ảnh, Video hỗ trợ... Đặc biệt là tham khảo các BGĐT có sẵn từ đó làm cho bài giảng của mình thiết kế phong phú ý tưởng và thật sự hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w