BGĐT với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 27 - 29)

So với phương tiện dạy học truyền thống chỉ có bảng đen, phấn trắng, tranh ảnh…, thì việc thiết kế nội dung bài giảng trên máy vi tính với sự hỗ trợ của hệ thống dạy học đa phương tiện là một bước tiến lớn trong quá trình dạy học. BGĐT đã hỗ trợ cho giáo viên, đem đến cho học sinh nhiều thông tin hơn, hấp dẫn hơn qua các kênh thông tin đa dạng và phong phú: nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động, các đoạn Video clip

sống động. Đặc biệt ở một số nội dung kiến thức có thể xây dựng các mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để minh họa hoặc chứng minh định luật, đã biến quá trình học sinh nhận thức các kiến thức trừu tượng thành quá trình học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực. Công việc này giúp GV giảng bài hấp dẫn và học sinh tiếp thu kiến thức đỡ trừu tượng hơn. Từ đó cho thấy việc sử BGĐT một cách hợp lí sẽ:[8, tr 158] [8, tr 222]

- Phát huy vai trò, vị trí của người dạy và người học.

Trong môi trường học tập mới có sử dụng các công nghệ hiện đại người học thực sự đứng ở trung tâm, là người chủ, người khám phá của việc học với đầy đủ các đặc điểm: cá thể hóa, hoạt động tương tác, hợp tác và đa dạng về phong cách học tập. Khi BGĐT kết hợp với hình thức ứng dụng CNTT khác (BGĐT đóng gói và vận hành trong môi trường Web) thì BGĐT sẽ hỗ trợ cho người học một cách rất hiệu quả, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ điều gì quan tâm, hứng thú, tự lựa chọn cho mình cấp độ và tốc độ học phù hợp …

Thứ nhất, việc sử dụng BGĐT còn cho phép người học tìm tới sự cân bằng giữa việc tích lũy nội dung tri thức môn học với việc tự định hướng, tự điều khiển, tổ chức, tự đánh giá chính việc học của bản thân. Do đó người dạy không còn giữ vị trí là trung tâm tri thức, là kho chứa tri thức như trước. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của người dạy. Để có được BGĐT người dạy không ngừng nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài liệu bổ sung, phương pháp thích hợp, hình thức triển khai cho bài giảng của mình. Thay vào lối truyền giảng, thông báo thông tin một chiều, người dạy sẽ giữ vai trò điều khiển, định hướng người học vào quá trình tìm kiếm và xử lí thông tin, đưa ra những phương án để giải quyết nội dung bài học bằng những chiến lược dạy mới:

+ Dạy học bằng chính hoạt động học tập của người học. + Dạy học cá thể hóa trong hoạt động tương tác, hợp tác.

+ Dạy học hướng vào dạy cách tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá.

Thứ hai, việc đưa BGĐT vào quá trình dạy học tích cực sẽ kéo theo những biến đổi căn bản trong hoạt động của người dạy và người học:

+ Chuyển từ hoạt động thông báo và nghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác.

+ Phá bỏ sự ràng buộc về thời gian, không gian đối quá trình dạy học.

+ Chuyển từ hoạt động với những người học có học lực khá là chủ yếu sang làm việc với toàn thể người học (thông qua cá nhân, hoặc nhóm nhỏ…)

+ Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động nhận thức của người học.

+ Tiếp cận theo hướng cạnh tranh lành mạnh sẽ chiếm vị thế chủ đạo trong mọi hoạt động (cạnh tranh trong nhóm, giữa các nhóm, giữa các hình thức nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập…).

+ Chuyển từ chỗ người chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức.

+ Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác quan hóa trong quá trình dạy học ( thông qua hình ảnh, âm thanh, mô phỏng sinh động…)

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Đưa BGĐT vào quá trình dạy học tích cực hiện nay vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học. Với ưu thế vượt trội so với PPDH truyền thống, việc áp dụng BGĐT vào quá trình dạy học tích cực, buộc giáo viên phải thay đổi cách dạy và học sinh phải thay đổi cách học. Một BGĐT được thiết kế sẽ hết sức lãng phí nếu người dạy chỉ đơn giản đọc lại những gì đang được chiếu trên màn hình. Ngược lại, nó sẽ kích thích sự quan tâm, chú ý, hứng thú…ở người học ( bằng âm thanh, hình ảnh, mô phỏng…), nếu người dạy biết cách phát huy, phối hợp các thế mạnh của từng phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học.

Từ vấn đề trên ta thấy khi HS học tập dưới sự hỗ trợ của CNTT (BGĐT) thì lượng thông tin, tri thức, kiến thức tác động đến các em nhiều hơn. Tính tích cực của HS được phát huy cao độ, các em tích cực từ đó sẽ chiếm lĩnh kiến thức, xây dựng nên “kho tàng” kiến thức vững chắc cho bản thân các em.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 27 - 29)