- Về
phương pháp giảng dạy: Trong các tiết dạy, đa số GV đều dùng phương pháp thuyết trình, diễn giải, minh họa, phương pháp hoạt động nhóm để truyền thụ kiến thức vẫn
còn những tiết học HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ nghe GV giảng bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu tái hiện kiến thức. GV chưa chú trọng nhiều đến việc sử PPDH giải quyết vấn đề (tạo các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của HS trong các tiết học) để phát huy tối đa tính tích cực, tự giác của HS trong học tập. QTDH chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, HS chưa lĩnh hội kiến thức theo phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức.
-Về phương tiện dạy học: GV chỉ cho HS trực tiếp làm thí nghiệm khi thí nghiệm đơn giãn, dễ thực hiện, do đặc thù của phần quang học thí nghiệm tương đối khó thực hiện nên hầu hết các tiết còn lại GV làm các thí nghiệm biểu diễn có trong danh sách danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo nếu thí nghiệm đảm bảo thành công, còn các trường hợp còn lại GV chỉ dùng lời mô tả cho HS xem qua hình vẽ trong SGK. Thông thường GV chỉ dùng PPDH truyền thống là bảng đen và phấn hoặc mô tả bằng những hình vẽ, thiếu các hình ảnh minh họa liên hệ thực tế cho các em để các em khắc sâu kiến thức, GV chưa trú trong trong việc khai khác CNTT trong việc hỗ trợ cho việc khắc phục các khó khăn GV gặp phải trong các bài giảng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho HS không hiểu sâu sắc vấn đề, kiến thức lĩnh hội không đủ chắc, các em chưa có kỹ năng tốt trong việc vận dụng kiến thức vào những tình huống thực tế. Đặc biệt là rất yếu trong kỹ năng làm thí nghiệm và tự nghiên cứu.
- Về
việc sử dụng BGĐT trong dạy học: Phần đông GV đều nhận thức được tác dụng tích cực của BGĐT và MVT, Intenet trong QTDH. Nhưng để thực hiện được đòi hỏi mỗi trường phải được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại đầy đủ như máy chiếu, hệ thống khuếch đại, hệ thống mạng MVT cùng với phòng học bộ môn đáp ứng được yêu cầu của môn học. Ngoài ra, khả năng tin học của GV THCS còn nhiều hạn chế, hầu như chưa thông thạo trong việc soạn thảo giáo án điện tử, chưa khai thác được những nội dung có liên quan đến nội dung bài học trên mạng Internet. Do đó việc ứng dụng CNTT để xây dựng BGĐT ở trường chưa mang lại kết quả cao. Từ đó GV chỉ sử dụng BGĐT theo cách đối phó đủ chỉ tiêu tiết dạy theo qui định của ngành (1 tiết dạy bằng BGĐT/ 1 học kì).