Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 73 - 74)

Sử dụng gương cầu lồi đặt ở các cua đừờng mà bị che khuất tầm nhìn

3.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chọn hai lớp TN là 7A4: 38 HS, 7A1: 34 HS và hai lớp ĐC là: 7A2: 36 HS, 7A3: 36 HS ở trường THCS Tân Khánh Đông, Thị Xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Xét mặt bằng chung thì bốn lớp này có trình độ tương đương nhau trong cùng một môi trường học tập (căn cứ vào kết quả học kỳ I năm học 2009-2010).

Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song chương “Quang học” ở lớp ĐC và lớp TN, chúng tôi chú ý quan sát thái độ, ý thức học tập của HS để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng của các giờ học. Sau mỗi tiết dạy rút ra kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân đã mang lại hiệu quả cho tiết học.

Trong thời gian TNSP, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cho HS cả bốn lớp theo hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận cụ thể như sau: Bài 15 phút sau tiết 3; Bài 45 phút sau tiết 9. Hệ thống các bài tập dùng để kiểm tra HS được lựa chọn từ các bài tập trong SGK và sách bài tập vật lý lớp 7. Mục đích của các bài kiểm tra là để đánh giá:

+ Mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm, định luật cơ bản của chương “Quang học”.

+ Khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết một số tình huống trong thực tế.

+ Phát hiện những thiếu sót của HS để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức tìm hiểu các ý kiến của HS lớp TN về việc sử dụng BGĐT hỗ trợ dạy học chương “Quang học”để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực háo hoạt động nhận thức cho học sinh THCS (Trang 73 - 74)