3.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo tiêu chuẩn chẩn đoán SLE
Bảng 3.2: Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của SLE Triệu chứng Số BN có TC Tổng số BN Tỉ lệ % Ban đỏ 29 82 35,4% Sốt 17 82 20,7% Mệt 15 82 18,3% Đau khớp 15 82 18,3% Rụng tóc 14 82 17,1% KT kháng nhân ANA 52 59 88,1% KT Ds-DNA 41 59 69,5% Nhận xét:
SLE là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan, trong đó tổn thương thận có ý nghĩa đặc biệt trong tiên lượng bệnh và là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Bệnh có thể có những đợt kịch phát xen kẽ những đợt lui bệnh dài hay ngắn. Trong nghiên cứu này, các biểu hiện ngoài thận trên bệnh nhân SLE có HCTH gặp với tỉ lệ như sau: có ban đỏ ở da chiếm tỉ lệ cao nhất (35,4%), tiếp theo là sốt (20,7%), mệt (18,3%)… Tuy nhiên, nhận thấy tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ có được trên nhóm bệnh nhân SLE vào điều trị tại khoa năm 2008
[1]. Điều này là do bệnh nhân chủ yếu nhập viện bởi triệu chứng của HCTH như phù chi, phù mặt… Hơn nữa số bệnh nhân nhập viện bởi các biểu hiện của HCTH ở các giai đoạn nặng như có kèm theo THA và suy thận chưa nhiều, do đó trên nhóm bệnh nhân, biểu hiện ngoài thận thường nhẹ hoặc trung bình [9]. Vì vậy tỉ lệ gặp các biểu hiện lâm sàng của SLE không cao. So với kết quả từ nghiên cứu trên cùng nhóm đối tượng bệnh nhân tại TTDƯ- MDLS hay Khoa Thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai thì tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng có được ít hơn. Tuy nhiên tỉ lệ dương tính với kháng thể kháng ANA và kháng thể kháng Ds-DNA là tương ứng và phù hợp [6, 8, 16]. Điều này có thể giải thích là bệnh nhân ý thức được về bệnh tốt hơn và nhập viện sớm hơn, ngay khi các triệu chứng lâm sàng còn chưa xuất hiện rầm rộ, nhưng các triệu chứng cận lâm sàng đã biểu hiện sớm hơn. Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh.
3.1.2.2. Xét nghiệm bổ thể Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm bổ thể Đánh giá Bổ thể C3 Tỉ lệ (N= 70) Bổ thể C4 Tỉ lệ (N= 70) Giảm 57 81,4% 37 52,9% Tăng 2 2,9% 3 4,3% Không đổi 11 15,7% 30 42,9% Tổng 70 100% 70 100% Nhận xét:
Có 70 bệnh nhân được xét nghiệm bổ thể, và kết quả cho thấy tỉ lệ lớn bệnh nhân giảm bổ thể C3 và C4, trong đó tỉ lệ bệnh nhân giảm bổ thể C3 cao hơn (81,4%). Xét nghiệm chỉ số bổ thể có tầm quan trọng lớn trong chẩn đoán và còn ý nghĩa hơn trong đánh giá tiến triển và mức độ hoạt động của bệnh [9, 13]. Bổ thể C3 thường giảm ở bệnh nhân SLE, đặc biệt có tổn thương thận, và sẽ tăng dần lên nếu bệnh được kiểm soát và thuyên giảm [13]. Như vậy, giảm bổ thể, đặc biệt C3, là một chỉ số có ý nghĩa trong chẩn đoán và theo dõi và điều trị SLE, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có tổn thương thận mà biểu hiện thành HCTH.