SLE là một bệnh hệ thống, có thể gây nhiều tổn thương ở các cơ quan khác nhau. Hơn nữa đã có tổn thương trên thận, biểu hiện là HCTH với các vấn đề khởi phát và biến chứng của bệnh thứ phát, do đó số lượng các nhóm thuốc bệnh nhân sử dụng là khá lớn. Cụ thể như sau:
Hình 3.4: Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc
Nhận xét:
Tất cả các bệnh nhân đều sử dụng GC trong điều trị (100%). Có 42,7% bệnh nhân sử dụng thuốc ƯCMD, và 56,1% bệnh nhân sử dụng thuốc KRSTH. Lượng lớn bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, biến chứng của HCTH như hạ áp (91,5%), lợi tiểu (86,6%), albumin (86,6%), hạ mỡ máu (61%)…..
Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị dạ dày- tá tràng và kháng sinh lên tới 70,7% và 63,4%. Nghĩa là có khá nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề như viêm loét dạ dày- tá tràng hay nhiễm khuẩn. Nguyên nhân có thể do ADR do sử dụng GC lâu dài, liều cao, do sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như CYC nhưng phải nằm viện dài ngày. Các thuốc điều trị loét dạ dày- tá tràng còn được chỉ định nhằm dự phòng cho bệnh nhân do sử dụng GC liều cao hay liều pulse.
Thiếu máu là vấn đề gặp phải trên bệnh nhân SLE có HCTH, đặc biệt khi có biến chứng suy thận. Có 23,2% bệnh nhân sử dụng các thuốc tăng sinh HC, BC và có tới 17,1% bệnh nhân phải truyền máu trên lâm sàng.
Ngoài ra dịch truyền và các vitamin cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị như bổ sung canxi cho bệnh nhân nhằm phòng tránh loãng xương do sử dụng GC lâu dài, B9 hay acid folic nhằm hỗ trợ quá trình sản sinh HC mới ở bệnh nhân thiếu máu, hay các acid amin cho bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng do thoát protein niệu.