Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản lƣu động
Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng I. Tiền và các khoản tương đương tiền 19,587,029,313 50.13 1,728,234,813 2.68 7,163,906,068 10.92 II. Đầu tư tài
chính ngắn hạn 2,000,000,000 3.11 19,041,716,310 29.03 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 18,449,718,146 47.22 52,056,005,196 80.85 25,240,146,878 38.48 1. Phải thu khách hàng 3,597,573,081 9.21 10,539,340,722 16.37 5,644,480,288 8.60 2. Trả trước cho người bán 1,352,145,065 3.46 41,516,664,474 64.48 19,595,666,590 29.87 3. Các khoản phải thu khác 13,500,000,000 34.55 IV. Hàng tồn kho 768,884,609 1.97 7,743,814,499 12.03 9,278,442,857 14.14 V. Tài sản ngắn hạn khác 263,260,164 0.67 855,044,264 1.33 4,872,299,393 7.43 1. Thuế giá trị
gia tăng được
khấu trừ 17,815,395.0 0.05 529,882,543 0.82 591,038,674 0.90 2. Thuế và các
khoản phải thu
Nhà Nước 188,061,754.0 0.48 191,411,006 0.30 224,773,188 0.34 3. Tài sản ngắn
hạn khác 57,383,015.0 0.15 133,750,715 0.21 4,056,487,531 6.18
Tổng TSLĐ 39,068,892,232 100 64,383,098,772 100 65,596,511,506 100
33
Qua bảng 2.4, ta thấy trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty trong 3 năm từ 2011 đến 2013, các khoản mục đều có những biến động mạnh với những mức độ khác nhau. Năm 2011, khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền và các khoản tương đương tiền với 50,13% tổng tài sản lưu động, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn với 47,22%, hàng tồn kho chỉ chiếm 1,97% còn lại là các tài sản ngắn hạn khác với 0,67% và không có các khoản đầu tư tài chính. Sang đến năm 2012, cơ cấu lại có sự biến động mạnh mẽ khi mà tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống chỉ còn chiếm 2,68%, các khoản phải thu thì tăng cao lên tới 80,85% tổng tài sản lưu động. Tỷ trọng hàng tồn kho trong năm này cũng tăng lên chiếm 12,03%, đầu tư tài chính chiếm 3,11% và tài sản ngắn hạn khác chiếm 1,33%. Năm 2013, tỷ trọng từng khoản mục có sự cân bằng hơn so với 2 năm trước. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 10,92%, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên mạnh mẽ so với năm 2012 chiếm 29,03%, các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,48%, hàng tồn kho chiếm 14,14% còn lại là các tài sản ngắn hạn khác chiếm 7,43%. Để có cái nhìn chi tiết hơn, ta xét từng khoản mục cụ thể:
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 19.587.029.313 đồng, chiếm tới 50,13% tổng tài sản lưu động. Với lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn như vậy khiến công ty không gặp khó khăn trong khả năng thanh toán tức thời nhưng nó cũng cho thấy một lượng vốn lớn đang bị dư thừa, không được tận dụng hết. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh xuống chỉ còn 1.728.234.813 đồng. Việc sút giảm lượng lớn tiền mặt này nguyên nhân là do công ty tiến hành đầu tư khá nhiều vào hoạt động kinh doanh nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn, tiền mặt bị ứ đọng chưa quay vòng trở lại. Sang đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 7.163.906.068 đồng. chiếm 10,92%, tỷ trọng này vẫn còn khá nhỏ và công ty có thể gặp những khó khăn trong thanh toán nợ, tuy vậy sự tăng lên này cũng phần nào cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc quay vòng số vốn đã tiến hành đầu tư trong năm 2012 mà chưa thu hồi được.
Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
Việc đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn chỉ mới được công ty thực hiện trong 2 năm trở lại đây nhưng lại có xu tăng mạnh. Trong khi năm 2011 trở về trước, khoản mục này bằng 0, đến năm 2012 chỉ đạt 2.000.000.000 đồng thì sang đến năm 2013, đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng lến tới 19.041.716.310 đồng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản lưu động (29,03%). Công ty đã khá thận trọng trong năm đầu tiên tiến hành đầu tư và kết quả đem lại tương đối khả quan, đồng thời trong thời gian này hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty đang bị hạn chế do nhu cầu thị
trường giảm. Vì vậy năm 2013, công ty đã quyết định mở rộng đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư tài chính ngắn hạn, mang lại lợi nhuận nhanh hơn và ít rủi ro hơn so với đầu tư tài chính dài hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu trong 3 năm cũng có nhiều biến động mạnh mẽ. Năm 2011, các khoản phải thu đạt 18.449.718.146 đồng, chiếm tỷ trọng 47,22% tổng tài sản lưu động, có thể thấy tỷ lệ này khá cao. Trong đó chủ yếu lại là các khoản phải thu khác với 13.500.000.000 đồng, chiếm tới 34,55%, phải thu khách hàng và trả trước cho người bán chỉ chiếm lần lượt 9,21% và 3,46%. Sang đến năm 2012, các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng và đạt tới 52.056.005.196 đồng, tương ứng với 88,85%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng đột biến, phải thu khách hàng đạt 10.539.340.722 đồng, trả trước cho người bán tăng tới 41.516.664.474 đồng, trong khi các khoản phải thu khác trong năm này đã được thu hồi hết. Năm 2012, công ty mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng và nhà cung cấp nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa, góp phần tăng doanh thu bán hàng, tuy nhiên đối với các khoản phải thu đang ở mức quá cao cũng sẽ khiến công ty đối mặt với tình trạng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, khả năng quay vòng vốn chậm lại làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh. Năm 2013, các khoản phải thu lại giảm xuống một nửa so với năm 2012, chỉ còn 41.516.664.474 đồng, tương ứng tỷ trọng 38,48%. Trong đó, phải thu khách hàng và phải trả người bán đồng thời đều giảm một lượng tương đương, có thể thấy công ty đã có những nỗ lực thu hồi vốn, giảm thiểu tình trạng ứ đọng, tránh rủi ro tài chính phát sinh. Tuy vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, công ty cần có những biện pháp để quản lý một cách thận trọng và hợp lý hơn nữa.
Hàng tồn kho
Giá trị cũng như tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động trong 3 năm có xu hướng tăng lên. Năm 2011, hàng tồn kho chỉ đạt 768.884.609 đồng, chiếm 1,97%. Sang đến năm 2012, khoản mục này đã tăng lên tới 7.743.814.499 đồng, tương ứng với 12,03% tổng tài sản lưu động. Sở dĩ có mức tăng này là do trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty sụt giảm, lĩnh vực kinh doanh chủ lực là cung cấp máy móc, thiết bị cho ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tiêu thụ không nhiều dẫn đến hàng tồn kho tăng mạnh. Năm 2013, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng về giá trị đạt tới 9.278.442.857 đồng, về tỷ trọng cũng tăng lên chiếm 14,14%. Tuy hàng tồn kho tăng cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản lưu động, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán nhanh của công ty. Bên cạnh đó, việc tăng dự trữ hàng tồn kho cũng mang đến những lợi ích cho công ty
35
như giảm rủi ro lượng hàng tồn kho không đủ hoặc không đáp ững kịp thời đơn đặt hàng bổ sung từ phía khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như uy tín của công ty.