Nguồn đầu tư cho tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử tài sản lưu động tại công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ Hồng Hà (Trang 35 - 36)

Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành nên tài sản cố định, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn đầu tư hình thành tài sản lưu động. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.

Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó thể hiện nguồn đầu tư cho tài sản lưu động.

Ở công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Hồng Hà, nguồn vốn ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn ngắn hạn khác hay chính là khoản mục tổng Nợ ngắn hạn.

Bảng 2.5. Vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2012/2011 2013/2012 Tài sản lưu động 39,068,892,232 64,383,098,772 65,596,511,506 64.79 1.88 Nợ ngắn hạn 29,160,447,988 57,028,263,889 47,052,227,374 95.57 (17.49) VLĐ thƣờng xuyên 9,908,444,244 7,354,834,883 18,544,284,132 (25.77) 152.14

(Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2011-2013)

Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty trong 3 năm có những biến động mạnh. Năm 2012, cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều tăng, tuy nhiên do mức tăng của nợ ngắn hạn cao hơn (95,57%) so với mức tăng của tài sản lưu động (64,79%) nên vốn lưu động thường xuyên giảm 25,77% so với năm 2011. Đến năm 2013, vốn lưu động thường xuyên lại tăng mạnh với tỷ lệ 152,14% so với năm 2012, đạt mức 18.544.284.132 đồng. Điều này là do mặc dù tài sản lưu động trong năm 2013 chỉ tăng 1,88% so với năm 2012 nhưng nợ ngắn hạn lại giảm 17,49% dẫn đến vốn lưu động thường xuyên của công ty tăng cao. Nhìn chung, trong cả 3 năm, vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn dương chứng tỏ nợ ngắn hạn được sử dụng toàn bộ để tài trợ cho tài sản lưu động. Đây là mức cân bằng tài chính được coi là

“cân bằng tốt”, an toàn và bền vững, tức là nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động mà còn được sử dụng để tài trợ một phần cho tài sản cố định. Vốn lưu động thường xuyên được tài trợ chủ yếu cho các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, công ty có đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn và dự trữ được nhiều hàng tồn kho hơn, giúp cho việc sản kinh doanh không bị gián đoạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử tài sản lưu động tại công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ Hồng Hà (Trang 35 - 36)