Định hướng phát triển của ngành thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử tài sản lưu động tại công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ Hồng Hà (Trang 46 - 47)

Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ thương mại của Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ không bị phân biệt đối xử.

Sắp tới đây, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế Asean 2015, nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi, mười nền kinh tế trong Asean phải mở cửa ở mức độ rất cao cho các nhà sản xuất, những người bán và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tất cả sẽ tạo nên nền kinh tế tự do hóa về hàng hóa vật chất và hàng hóa cơ bản. Lúc này, thuế doanh nghiệp sẽ rút dần từ 5-0% trong dài hạn. Việt Nam trong năm 2018 phải giảm thuế xuống mức thấp nhất để hòa hợp với Cộng đồng Kinh tế Asean, thị trường dịch vụ cũng sẽ được mở cửa, cơ hội để tiếp cận được thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; phát huy lợi thế địa lý - chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù nhìn chung, hiện nay chất lượng dịch vụ tại Việt Nam chưa cao, nhưng với hơn 30% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, khu vực này hứa hẹn mang lại tiềm năng lớn.

Bên cạnh đó, trên con đường thực hiện mục tiêu hội nhập ngành thương mại dịch vụ, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế đến sự phát triển, dẫn đến chi phí dịch vụ của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Doanh nghiệp quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp; Thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý; Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nước ta trong hội nhập. Thêm nữa, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều cần thiết, nhằm thúc đẩy và tạo động lực phát triển kinh doanh. Tuy nhiên trong điều kiện hiện

47

nay khi mà các doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung ứng dịch vụ truyền thống, đơn lẻ khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy sự liên kết, phối hợp hỗ trợ nhau là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử tài sản lưu động tại công ty TNHH thương mại dịch vụ công nghệ Hồng Hà (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)