- Tốc độ luân chuyển và hiệu suất sử dụng tài sản lưu động
Bảng 2.7. Tốc độ luân chuyển và hiệu suất sử dụng TSLĐ
(Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2011-2013)
Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động
Trong giai đoạn 2011-2013, hiệu suất sử dụng tài sản lưu động có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể năm 2012, hiệu suất sử dụng TSLĐ giảm 80,75% so với năm 2011 từ 4,46 vòng trong một năm xuống chỉ còn 0,86 vòng. Với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là thương mại, dịch vụ thì tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty trong năm 2012 là khá thấp. Tài sản lưu động trong năm được công ty đầu tư tăng thêm trong khi hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả cao khiến doanh thu thuần giảm mạnh làm vòng quay tài sản lưu động giảm mạnh. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 1,55 vòng, chủ yếu là do doanh thu thuần tăng mạnh, trong năm công ty đã có những cố gắng trong việc mở rộng và đa dạng lĩnh vực kinh doanh, góp phần tăng doanh thu. Tuy vậy, số vòng quay trong năm 2013 vẫn thấp hơn năm 2011.
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch (%) 2012 / 2011 2013 / 2012 Doanh thu thuần Đồng 174,109,001,212 55,246,075,550 101,925,544,760 (68.27) 84.49 TSLĐ bình quân Đồng 39,068,892,232 64,383,098,772 65,596,511,506 64.79 1.88 HS sử dụng TSLĐ Vòng 4.46 0.86 1.55 (80.75) 81.08 Thời gian quay vòng TSLĐ Ngày 80.72 418.60 232.26 418.60 (44.52) Hệ số đảm nhiệm của TSLĐ Đồng 0.22 1.17 0.64 419.35 (44.78) Tỷ suất sinh lời của TSLĐ
39
Thời gian quay vòng tài sản lƣu động
Chỉ tiêu này ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động nên trong 3 năm, thời gian luân chuyển của một vòng quay lại có xu hướng tăng. Năm 2011, thời gian một vòng quay là 80,72 ngày nhưng đến năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng lên 418,6 ngày. Thời gian quay vòng tài sản lưu động tăng cao chứng tỏ công ty sử dụng tài sản lưu động chưa hợp lý, gây ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, thời gian luân chuyển tài sản lưu động còn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tương đối không tốt, doanh thu thuần không tăng lên và tương xứng với lượng vốn đầu tư vào kinh doanh. Năm 2013, số ngày của một vòng quay đã giảm một nửa chỉ còn 232,26 ngày, tuy vậy nhưng vẫn còn ở mức cao và công ty cần tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp chính sách quản lý.
Hệ số đảm nhiệm của tài sản lƣu động
Ta thấy, hệ số đảm nhiện tài sản lưu động của công ty trong 3 năm cũng có những biến động tương tự với hai chỉ tiêu trên. Năm 2011, hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động là 0,22, có nghĩa là để tạo được một đồng doanh thu phải mất 0,22 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 1,17 tức một đồng doanh thu cần tới 1,17 đồng tài sản lưu động. Sang năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn 0,64. Điều này tiếp tục cho thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trong 2 năm 2013 và 2012 kém hơn 2011.
Tỷ suất sinh lời của tài sản lƣu động
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản lưu động cung cấp thông tin về lợi nhuận được tạo ra từ lượng tài sản lưu động đem đầu tư. Qua bảng số liệu có thể thấy cũng giảm khá nhiều, năm 2011 là 0,82%, nghĩa là trong 100 đồng tài sản lưu động được đem đầu tư tạo ra 0,82 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 0,06%, tức là 100 đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận. Năm 2013, dù tỷ suất sinh lời của tài sản lưu động tăng lên đạt 0,12% nhưng vẫn ở mức thấp. Điều này chứng tỏ trong 3 năm, lợi nhuận tạo ra từ tài sản lưu động của công ty khá nhỏ, khả năng quản lý và sử dụng tài sản lưu động cần được nâng cao.
- Hàng tồn kho
Từ bảng trên có thể thấy vòng quay hàng tồn kho biến động rõ rệt trong 3 năm và đang giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 số vòng quay là 226,44 vòng, tương ứng với mỗi vòng quay chỉ có 1,59 ngày. Vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên hầu như công ty thường có trực tiếp lấy hàng từ nhà cung cấp chuyển sang cho khách hàng mà không qua kho nên lượng hàng tồn kho của công ty không cao. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, do hoạt động kinh doanh giảm sút mà, lượng hàng tiêu thụ không nhiều như dự đoán của công ty dẫn đến hàng tồn kho năm 2012 tăng mạnh (907,15%). Bên
cạnh đó, doanh thu thuần của công ty cũng giảm mạnh (68,27%) làm số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh 96,85% so với năm 2011, chỉ còn 7,13 vòng quay trong năm, tương ứng với mỗi vòng quay kéo dài 50,49 ngày. Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng nhẹ lên 10,99 vòng quay, kéo theo thời gian quay vòng kho trung bình giảm xuống 32,77 ngày. Mặc dù hàng tồn kho trong năm 2013 vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2012 (tăng 19,82%) nhưng mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu thuần (84,49%). Hàng tồn kho bị tồn đọng lâu có thể dẫn đến vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm lại, cùng với đó là phát sinh thêm các loại chi phí bảo quản, chi phí lãi vay. Sự sụt giảm mạnh về số vòng quay hàng tồn kho trong hai năm 2012 và 2013 so với năm 2011 cũng thể hiện rằng công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện nâng cao số vòng quay hàng lưu kho cũng như công tác quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho chính là tiền của công ty, song nó lại là thứ tài sản không sinh lời. Do vậy, khi hàng tồn kho tăng, công ty cần nhanh chóng giảm thiểu được lượng hàng tồn kho để tối đa hoá được nguồn tiền mặt cho hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.8. Chỉ tiêu về số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Doanh thu thuần Đồng 174,109,001,212 55,246,075,550 101,925,544,760 (68.27) 84.49 Hàng tồn kho Đồng 768,884,609 7,743,814,499 9,278,442,857 907.15 19.82 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 226.44 7.13 10.99 (96.85) 53.98 Thời gian quay vòng kho Ngày 1.59 50.49 32.77 3075.88 (35.09)
(Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2011-2013)
- Các khoản phải thu
Qua 3 năm, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu biến động khá lớn, cùng với đó là kỳ thu nợ trung bình cũng biến động tương ứng. Năm 2011, số vòng quay là 9,44 vòng tương ứng với trung bình cứ 38,15 ngày công ty thu hồi vốn bị chiếm dụng một lần. Vì chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình phản ánh khi hàng hóa được bán ra thì sau bao
41
nhiêu ngày công ty thu hồi được tiền hàng nên chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá thấp lại thể hiện chính sách cấp tín dụng của công ty chưa tốt, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Đối với giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là tương đối an toàn với cứ trung bình một tháng thì công ty lại thu hồi tiền. Tuy nhiên, năm 2012, số vòng quay giảm mạnh xuống còn 1,06 vòng đồng nghĩa với kỳ thu tiền trung bình tăng mạnh lên 339,21 ngày. Do trong năm công ty tăng đầu tư vào việc cấp tín dụng cho khách hàng và nhà cung cấp (tăng 182,15%) với kỳ vọng lượng hàng hóa bán ra tăng lên kéo theo tăng trưởng về doanh thu đã làm số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống và kỳ thu tiền trung bình tăng lên. Như vậy có thế thấy việc tăng đầu tư chưa thực sự đem lại kết quả như mong đợi. Sang đến năm 2013, chỉ tiêu này lại tăng lên 4,04 vòng, kỳ thu tiền trung bình giảm xuống còn 89,15 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu tăng đồng thời với khoản phải thu giảm cho thấy công ty cố gắng cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như quản lý các khoản phải thu ngắn hạn.
Bảng 2.9. Chỉ tiêu về các khoản phải thu
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Doanh thu thuần Đồng 174,109,001,212 55,246,075,550 101,925,544,760 (68.27) 84.49 Các khoản phải thu bình quân Đồng 18,449,718,146 52,056,005,196 25,240,146,878 182.15 (51.51) Vòng quay các khoản phải thu Vòng 9.44 1.06 4.04 (88.75) 280.51 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 38.15 339.21 89.15 789.20 (73.72)