I. Chức năng và nhiệm vụ
HẠN NHẬT TRUNG.
3.3.2. Xây dựng và triển khai thực hiện công tác đào tạo hợp lý
a. Xây dựng chiến lược đào tạo rõ ràng phù hợp với mục tiêu phát triển
Một chiến lược đào tạo nhân viên rõ ràng và có tầm nhìn sẽ giúp cho công ty chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư và đào tạo nhân viên được thuận lợi. Công ty sẽ có đủ căn cứ để quyết định lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Đồng thời, qua đây doanh nghiệp cũng cho nhân viên thấy rõ một chính sách đào tạo nhân lực ổn định chứ không chỉ là những ngẫu hứng nhất thời của nhà quản trị. Chiến lược đào tạo nhân viên của công ty chính là các hệ Nguyễn Thị Liên_CDQTKD1-K13 -50- GVHD: Nguyễn Quang Huy
chuẩn mực, hệ giá trị nhằm tạo ra hành lang tiêu chuẩn của mọi hoạt động đầu tư cho con người. Hệ chuẩn mực đó sẽ định vị nhân viên hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo một cách có trọng tâm. Từ đó họ chủ động tham gia vào quá trình đào tạo mà công ty tổ chức. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho mỗi chương trình đào tạo nhân viên của công ty.
b. Xác định chính xác đối tượng đào tạo
Đối tượng đào tạo khác nhau thì cần hình thức, phương pháp, nội dung đào tạo là khác nhau.
Cần hoàn thiện bổ sung thường xuyên các thông tin cho bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Thông qua bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc đối với nhân viên công ty sẽ so sánh tiêu chuẩn với yêu cầu thực tế để xác định đối tượng đào tạo. Do công việc ngày càng đòi hỏi cao, luôn biến động, không ngừng nâng cao, do đó, đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung thông tin cho bản tiêu chuẩn công việc và bản mô tả công việc. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng trên cơ sở của bản mô tả công việc. Tức là dựa trên bản mô tả về công việc của mỗi nhân viên khác nhau mà có tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng đối tượng nhân viên là khác nhau. Thông tin cập nhật và bổ sung cho bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc càng kịp thời, chính xác bao nhiêu thì việc xác định đối tượng đào tạo càng chính xác bấy nhiêu. Bên cạnh việc cập nhật và bổ suang thông tin kịp thời chính xác thì cần nâng cao chất lượng đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên. Việc đánh giá Chất lượng thực hiện công việc của nhân viên cho phép công ty đò lường được kết quả thực hiện công việc của nhân viên so với chỉ tiêu đề ra, nắm được nhân viên của mình đã làm tốt được những gì và những gì còn thiếu và yếu cần phải bổ sung, nâng cao, tìm nguyên nhân để đào tạo thêm. Ta có thể đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên thông qua phương pháp cho điểm, đồ thị, so sánh cặp …
Bảng 8: Bảng đánh giá Chất lượng thực hiện công việc của nhân viên theo phương pháp cho điểm Trung bình Kém Tổng hợp kết quả Tốt Khá Trung bình Kém
( Nguồn: Tổng hợp của sinh viên)
Bảng 9: Bản mô tả công việc của nhân viên văn phòng