Kết cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 52 - 61)

2. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện các

2.1.2. Kết cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt

Cũng giống như thơ thất ngôn bát cú thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng có mỗi câu

7 chữ nhưng cả bài thơ chỉ có 4 câu chia làm 4 phần: Một câu đề, một câu thực,

một câu luận và một câu kết:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặng

Mà em vẫn giử tấm lòng son

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Tản Đà trên cơ bản dựa trên những quy định chung của thể thơ này:

Năm nay tuổi đã ba mươi ba

Ta nghĩ mà ta chẳng giống ta Lo nước, lo nhà, lo thế giới Còn thêm lo nợ, gỡ chưa ra.

(Khai bút)

Hay bài:

Năm xưa tết nhất đã suông suồng!

Cờ vàng dấu đỏ, đế vương suông.

(Tết tự thuật)

Tuy nhiên bên cạnh những bài thơ làm theo quy tắc truyền thống, Tản Đà cũng có những bài thơ phá vỡ những định luật đó như bài: Đề khối tình con thứ nhất; 3 câu đầu đều có 7 chữ nhưng ở câu cuối chỉ có 6 chữ:

Ngồi rỗi ăn không nói chuyện chơi

Ai nghe ai gẫu một đôi lời Hai mươi năm lẻ đều cơm áo

Mà đến giờ có thế thôi

Đây là một cách tân mới mẽ của Tản Đà vượt ra khỏi khuôn khổ của lối thơ

truyền thống. Nó cho ta thấy dấu ấn riêng của Tản Đà so với các nhà thơ cùng

thời.

2.1.3. Thơ trường thiên:

Kết cấu của một bài thơ trường thiên gồm có nhiều câu mỗi câu có 5 chữ

gọi là ngũ ngôn trường thiên hoặc 7 chữ gọi là thất ngôn trường thiên và theo thơ trường thiên xưa bài thơ không chia thành nhiều đoạn. Tản Đà cũng có những bài

thơ trường thiên không chia theo đoạn như bài: Nhớ ông lư thoa :

Ngồi buồn ta nhớ ông Lư Thoa,

Dân ước nhân quyền ông xướng ra, Ông sinh thế kỉ thứ 17

Hai trăm năm nay, đời đã qua,

Tiếng ông còn ở trên thế giới,

Tượng ông còn đứng trên Lăng Sa,

Sau lúc ông chết, tỏ danh giá,

Ông còn đương sống không vinh hoa, Vinh hoa danh giá, ông không tưởng, Thương đời bao quản đời coi ta,

Tượng đồng còn đó, ông còn đó, Nghìn thu gió táp cùng mưa sa, Mưa sa gió táp ông không quản, Ông đứng lo đời còn lâu xa, Nhớ ông bao nhiêu kính lại mến, Học trò xin có bài thơ ca.

Nhưng phần lớn các bài thơ trường thiên của Tản Đà được chia thành những đoạn ít nhất là 4-5 đoạn, và làm theo loại tứ tuyệt trường thiên tức có 4 câu

làm thành một khổ; Đó là sự kết hợp của nhiều bài thơ tứ tuyệt để tạo nên một bài

thơ:

Luân thường đổ nát, phong hóa suy, Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly.

Vợ chồng kết tóc chưa khăng khít,

Nhân tình, nhân ngãi còn kể chi.

Trần ai tri kỷ ai với ai? Chẳng là bác cả với chị hai. Nào ai khuê tú, a tài tuấn,

Lầu xanh gặp gỡ người làng chơi.

Nửa gian nhà cỏ, ngọn đèn xanh, Mấy dịp cầu cao, một gánh tình, Bể khổ đã qua cơn sóng gió,

Giàu sang mây chó kiếp phù sinh.

Cái nợ phong lưu trả đã thừa, Qua trải hồng nhan mấy nắng mưa.

Tri kỷ xưa nay dễ mấy người, Trần ai nào đã ai với ai?

Nhắm khách giai nhân với tài tử:

Ngồi buồn xem chuyện thế gian chơi.

(Đề truyện “trần ai tri kỷ”)

Hay trong bài: “Chơi trại hàng hoa” gồm có 6 đoạn cũng làm theo thể tứ

tuyệt trường thiên:

Cách phố Hà Nội gần không xa,

Thú đâu hơn thú Trại hàng hoa?

Có dịp đi chơi buồn giải buồn. Trưa lên hóng mát ngồi ngâm nga.

Ngồi buồn nhớ lại sự tích cũ:

Đô đóng Thăng Long xưa mấy nhà!

Ở đây hoặc có lâu, đài, các, Hay chỉ ít nhiều cây, cỏ, hoa?

Nhưng hẳn từ ngày có Tây sang,

Mới rào chuồng sắt nuôi bách thú. Thú lạ, chim đẹp, cây cối râm,

Đường lối thanh quang, phong cảnh thú …

Trong ba tháng hạ, lắm người chơi

Lại nhất chiều mát càng đông đủ,

Phán, ký, làng nho, bồi, bếp, vú.

Xe xe, ngựa ngựa, lại người người, Đứng đứng, đi đi nói nói cười

Bươm bướm cánh bay màu áo phất,

Ngọc lan hương thoảng nước hoa rơi,

Chiều quá khách chơi về đã vãn, Gốc cây thơ thẩn một mình ngồi, Cây xanh, nước biếc, hồng tung bụ, Ngao ngán tình riêng nhớ nhớ ai!

Không những thế có một số bài Tản Đà còn có những sáng tạo độc đáo bên cạnh những đoạn thơ có 4 câu thì có những đoạn lên đến 8,10,12,22 câu: ví dụ như

bài “Hầu trời” :

Đêm qua chẳng biết có hay không,

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng,

Thật hồn, thật phách, thật thân thể Thật được lên tiên sướng lạ lùng!

Nguyên lúc canh ba nằm một mình,

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh,

Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống,

Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

Trên trời bỗng thấy hai cô xuống,

Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:

“Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,

“Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà, “Làm Trời mất ngủ. Trời đương mắng. Có hay lên đọc Trời nghe qua”.

Ước mãi! Bây giờ mới gặp tiên! Người tiên nghe tiếng lại như quen, Văn chương nào có hay cho lắm, Trời đã cho gọi thời phải lên.

Theo hai cô tiên lên đường mây, Vù vù không cánh mà như bay, Cửa son đỏ chói oai rực rỡ! Thiên môn đế khuyết như là đây?

Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy, Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy,

Ghế bành như tuyết, vân như mây,

Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đây.

Tiên đồng pha nước uống vừa xong, Bỗng thấy chư tiên đến thật đông, Chung quanh ghế ngồi bầy la liệt, Tiên bà, tiên cô, cùng tiên ông.

Trời sai pha nước để nhấp giọng,

Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe,

“Dạ, bẩm lạy Trời, con xin đọc”.

Đọc hết văn vần, sang văn xuôi, Hết văn thuyết lý, lại văn chơi,

Đương cơn đắc ý đọc đã thích,

Chè Trời nhắp giọng càng tốt hơi!

Văn dài, hơi tốt ran cung mây, Trời nghe Trời cũng lấy làm hay, Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi,

Hằng nga, Chức nữ chau đôi mày.

Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tay đứng, Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.

“Bẩm con không dám man cửa Trời,

“Những các văn con in cả rồi:

“Hai quyển Khối tình văn thuyết lý; “Hai Khối tình con là văn chơi;

“Thần tiên”, Giấc mộng văn tiểu thuyết;

“Đài gương, Lên sáu văn vị đời

“Quyển Đàn bà tàu lối văn dịch; “Đến quyển Lên tám nay là mười,

“Nhờ Trời văn con mà bán được,

“Chửa biết con in ra mấy mươi!”

Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn: “Anh gánh lên đây bán chợ trời”.

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt! “Văn trần được thế chắc có ít,

“Nhời văn chuốt đẹp như sao băng,

“Khí văn hùng mạnh như mây chuyển, “Êm như gió thoảng, tinh như sương, “Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết! “Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?

“Người ở phương nao? Ta chửa biết”,

“- Dạ, bẩm lạy Trời, con xin thưa: “Con tên “Khắc Hiếu” họ là “Nguyễn”. “Quê ở Á châu về Địa cầu,

“Sông Đà, núi Tản, nước Việt Nam”. Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu, Sai bảo Thiên Tào lấy sổ xét, Thiên Tào tra sổ xét vừa xong, Đệ sổ lên trình Thượng Đế trông:

“Bẩm quả có tên “Nguyễn Khắc Hiếu”,

“Đầy xuống hạ giới vê tội ngông”.

Trời rằng: “Không phải là Trời đày, “Trời định sai con một việc này: “Là việc “Thiên lương của nhân loại” “Cho con xuống thuật cùng đời hay”.

“Trần gian thước đất cũng không có,

“Nhớ trời năm xưa học ít nhiều,

“Vốn liếng còn một bụng văn đó,

“Giấy người, mực người, thuê người in,

“Mướn cửa hàng người bán phường phố, “Văn chương hạ giới rẻ như bèo,

“Kiếm được đồng lãi thực rất khó! “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu, “Lo ăn, lo mặc, suốt ngày tháng, “Học ngày một kém, tuổi ngày cao! “Sức trong non yếu, ngoài chen rấp,

“Một cây che chống bốn năm chiều,

“Trời lại sai con việc nặng quá, “Biết có làm nổi mà dám theo?” - Rằng: “Con không nói, Trời đã biết, “Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết, “Cho con cứ về mà làm ăn,

“Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết,

“Cố xong công việc của Trời sai,

“Trời sẽ cho con về Đế khuyết”.

Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra,

Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn,

Xe Trời đã chực ngoài Thiên môn, Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt.

Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi, Trông xuống trần gian vạn dặm khơi!

Theo đường không khí về trần ai.

Đêm khuya khí thanh sao thưa vắng, Trăng tà đưa lối về non Đoài, Non Đoài đã tới quê trần giới, Trông lên chư tiên không còn ai!

Tiếng gà xao xác tiếng người dậy, Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi,

Một năm ba trăm sáu đêm,

Sao được đêm đêm lên hầu Trời!

Nhìn chung, về kết cấu thơ trường thiên của Tản Đà đã có những sự kế thừa

từ thơ trường thiên xưa bên cạnh đó ông cũng có những sang tạo độc đáo: ông chia bài thơ trường thiên ra làm nhiều đoạn, lại có sự biến đổi ở mỗi đoạn đều ẩn chứa

một ước mơ một tâm sự riêng đây là nét cách tân mới mẽ so với thơ trường thiên truyền thống.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)