Thơ bát cú và tứ tuyệt

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 71 - 76)

2. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện các

2.4.1.Thơ bát cú và tứ tuyệt

Nhìn chung ở hai thể thơ này về niêm luật trong thơ đường luật dựa trên cơ

sở của một bài thất ngôn bát cú, cho nên ở đây người viết chỉ nghiên cứu niêm luật

của thơ thất ngôn bát cú.

Đối với bài thất ngôn bát cú truyền thống về niêm luật được quy định rất

chặt chẽ: chữ thứ 2, 4, 6 của các câu sau phải niêm với nhau hoặc cùng là thanh bằng hoặc cùng là thanh trắc, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc: câu 1 và câu 8, câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7:

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười, T B T

Sự đời đến thế, thế thời thôi! B T B

Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm, B T B

Nước độc ma thiêng mấy vạn người. T B T

Khoét rỗng ruột gan trời đất cã, T B T Phá tung phên giậu hạ di rồi.

B T B Thôi thôi đến thế thời thôi nhĩ.

B T B

Mây trắng về đâu nước chảy xuôi. T B T

(Hoài cổ)

Tản Đà là một nhà nho trên cơ bản ông vẫn giữ đúng quy luật chung, Hầu

hết các sáng tác thơ thất ngôn bát cú của ông đều có niêm luật giống với thơ

truyền thống. Tuy nhiên, ở một số bài về niêm luật có một số biến đổi nhất định

thoát khỏi những khuôn mẩu nghiêm ngặt của lối thơ truyền thống. Đó là sự biến đổi ở mốt số cặp câu: 2-3:

2.Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng

T B T

3.Sông Đà núi Tản ai hun đúc

B T B Hay ở các cặp câu: 1-8, 6-7:

1.Rượu đào năm mới rót mừng xuân

B T B

6. Ô dịch hành hung một lũ thần

B T B

8.vận thái từ nay chúc quốc dân

T B T

Ta thấy cặp câu 2-3, 1-8, 6-7 thanh ở các chữ thứ 2,4,6 không niêm được

với nhau, tuy nhiên, sự thay đổi này hoàn toàn không làm cho bài thơ mất đi nhạc

tính bởi ta có thể niêm ở các cặp câu 1-7, 6-8 vì vậy bài thơ vẫn giữ được sự nhịp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhàng lên xuống giữa các thanh, đây có thể nói là một cách thay đổi độc đáo và sáng tạo.

Không những thế ở một số bài thơ khác Tản Đà còn thay đổi các thanh làm cho các cặp câu 2-3, 6-7, 1-8 không niêm được với nhau làm cho một bài thơ vốn

có 4 cặp câu niêm với nhau chỉ còn lại 1 cặp niêm:

Bờ ao trên bụi có con cuốc B T B

Ở dưới lại có con chẫu chuộc

T T T

Hai con cùng ở cùng hay kêu

B T B

Một con kêu thảm con kêu nhuốc

B T B

Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa

B T B

Cuốc kêu đau lòng thương xuân qua B B B

Cùng một bờ ao, một bụi rậm T B T

Phong cảnh không khác tình khác xa T T T

Các câu: Ở dưới lại có con chẫu chuộc, Cuốc kêu đau lòng thương xuân

qua, Phong cảnh không khác tính khác xa. Được Tản Đà đặt các thanh liền nhau

TTT-BBB

Ở câu “Ở dưới lại có con chẫu chuộc” các thanh ở các chữ 2, 4,6 đều là thanh trắc nên khi đọc lên ta có cảm giác khó đọc, còn ở câu “Cuốc kêu đau lòng

thương xuận qua” thì lại toàn là thanh bằng thiếu sự trầm bổng nhưng khi được

đưa vào bài thơ thì lại tạo nên sự đan xen một cách nhịp nhàng. Không dừng lại ở đó, ở một số bài thơ khác Tản Đà còn có cách niêm xen kẻ từng câu làm cho các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 không niêm được với nhau:

Ngoảnh đi ngoảnh lại, lại đến tết! B T T Ông đến độ này lại thật chết! T B T Trời cao đất thấp vợ chưa về B T B

Tháng tận năm cùng, gạo cũng hết! T B T Cỗ bàn duy có ba ông công B T B

Xu kẽm cũng không một vải hến T B T Mà ra lúc quẫn văn càng hay B T B

Lại được một bài thơ “khóc tết”. T B T

Bài thơ này hoàn toàn các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 không niêm được với nhau nhưng ở đây lại thể hiện một cấu trúc lên xuống liên tục xen kẻ nhau nghe như có vẻ trêu đùa, ngông nghênh.

Tản Đà đã sử dụng những cách niêm thật mới lạ, ông dần vượt qua khỏi

những khuôn mẫu của thơ truyền thống.

2.4.2. Thơ trường thiên:

Thơ trường thiên là thể thơ gồm nhiều câu và có niêm luật tương đối tự do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không phân chia theo khổ , thơ của Tản Đà tuy phân chia theo khổ gồm nhiều bài tứ tuyệt tạo thành một bài thơ nhưng vẫn tuân thủ về niêm luật của bài thơ trường

thiên nên có cách niêm luật rất tự do:

Gió thu lạnh lẽo mây trời quang, B T B

Sân thu đêm khuya rơi lá vàng. B B T

Trăng tà chim lặn, nhạn kêu sương, B T B

Gối chiếc chăn đơn thiếp nhớ chàng. T B T

Chàng đi xa cách nhớ quê hương, B T B

Quê hương, đất khách người một phương. B T T

Mong chàng chẳng thấy, lòng người thương! B T B Buồng không, canh vắng, bóng in tường.

B T B ………

(Thu khuê oán)

Với cách niêm như vậy cũng tạo nên sự khác biệt đối với thơ truyền thống.

Vì thơ trường thiên của ông hình thành trên cơ sở ghép nhiều bài tứ tuyệt lại mà thành thì niêm luật cũng phải giống như niêm luật của một bài thơ tứ tuyệt, tức

chữ 2-4-6 của các câu 1-4, 2-3 phải niêm với nhau cùng bằng hoặc cùng trắc.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn B T B

Bãy nổi ba chìm với nước non T B T Rắn nát mặc dù tay kẻ nặng T B T

Mà em vẫn giữ tấm lòng son B T B

(bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

Nhưng ở đây các khổ trong một bài trường thiên của Tản Đà không tuân theo luật của một bài tứ tuyệt mà lại có cách phối thanh rất tự do thoát khỏi khuôn

mẫu của một bài thơ truyền thống.

Nhìn chung về niêm luật trong thơ trường thiên của Tản Đà có những kế

thừa và biến đổi nhất định tạo nên một phong cách rất riêng Tản Đà.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 71 - 76)