3. Phản ánh hiện thực xã hội đương thời
3.2. Về cuộc sống của dân nghèo
Thực trạng đất nước lạc hậu, tham quan hoành hành khiến các nhà nho yêu
nước không khỏi phẫn uất căm thù vì vậy chúng luôn là những nguồn cảm hứng
đến những con người bình thường, hướng đến cuộc sống của nhân dân đặt biệt là
người dân nghèo.
Nguyễn Khuyến sống cuộc đời thanh đạm nơi chốn làng quê, đồng cảm với
cuộc sống của những người nghèo khổ ông cùng sống, cùng lo cùng, chia sẽ
những nỗi khốn khổ của họ khi lâm vào cảnh mất mùa, lụt lội
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần nửa quan thu, phần trả nợ
Nửa lòng đứa ở nửa thuê bò
(Lo mất mùa)
Quai Mẽ, Thanh Liêm đã lỡ rồi Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
Gạo ba năm bát cơm còn kém
Thuế một hai nguyên dáng chữa đời
(Lo lụt)
Tản Đà cũng vậy, tuy xuất thân từ dòng dõi quý tộc nhưng cuộc sống lại không được sung sướng mà phải lao đao lận đận, thiếu trước hụt sau, lúc nào cũng
phải mang gánh nặng cơm áo gạo tiền, vì thế ông rất đồng cảm với những người
dân cùng khổ, thấy đuơc nỗi cơ cực của họ để rồi phải đau đớn xót xa.
Bởi từng nếm trãi những cực nhọc, khó khăn cùng người nông dân nên ông miêu tả rất thực về cuộc sống của họ, những kiếp người nghèo khổ nhỏ bé hiện lên trên trang viết của ông rất đáng thương, số phận của những con người ấy cũng
giống như số phận của chính ông cũng vất vã lo toan vì chén cơm manh áo, điều này đã làm nên sự khác biệt của Tản Đà đối với các nhà thơ trung đại khi viết về người nông dân.
Ngày ngày vô sự đứng ven sông
Ướm hỏi cô chài bán cá không?
Đủng đỉnh ghe nan dòng hát thủy
Phất phơ tà áo ngọn đông phong
Thầy đồ bến nọ khèo chân ngó
Bác xã nhà đâu sốt ruột mong Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch
Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng?
(Xem cô chài đánh cá)
Miếng ăn manh áo khiến người dân phải điêu đứng đến một người phụ nữ
phải làm công việc vất vã đúng ra người đàn ông phải đảm trách. Hằng ngày cô phải ra bờ song chài cá phải kiếm miếng ăn nuôi sống cả gia đình, việc thấy khiến
thầy Đồ, bác Xã phải ngạc nhiên. Nhưng việc kiếm ăn ấy không phải chỉ nhờ vào sự lam lũ, chịu khó là đủ mà conì phải nhờ vào vận may đó là khi cô kéo chài lên
có được nhiều cá hay không? Nỗi cực khổ nuôi sống gia đình cô chài đã không
màng đến nhưng khi cô kéo chài lên thì cô hoàn toàn thất vọng:
Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch
Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng?
“Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch” câu thơ như chùn xuống vơi âm điệu thật xót xa ẩn chứa cả sự bế tắt tột cùng, đây cũng là tình trạng chung của những người nông
dân nghèo lúc bấy giờ. Nỗi bất hạnh, bế tắt ấy khiến cho nhà thơ phải thốt lên: “Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng?” Tản Đà lo lắng cho cuộc sống của người dân
nghèo rồi sẽ ra sao khi xã hội đang thời loạn lạc, vua quan bốc lột hà hiếm. Qua đó
ta có thể thấy được Tản Đà đã dành một tình cảm hết sức ưu ái cho người cho người dân cùng khổ.
Nhưng bấy nhiêu đó thì chưa nói lên hết được sự cực khổ của người dân trước cảnh đất nước hổn loạn tham quan lộng quyền, người dân kêu trời không
thấu họ còn phải hứng chịu những tai họa của thiên nhiên đó là hạn hán lũ lụt.
Cuộc sống của người dân lại càng bần cùng cơ cực hơn điều đó được tác giả phản
ánh qua bài “Khuyên người giúp dân lụt”.
Này những ai, này những ai Ai có nghe rằng việc thủy tai
Tỉnh Bắc, Tỉnh Đông cùng Tỉnh Thái
Ruộng ngập nhà chìm, thây chết trôi
Thây chết trôi, thôi thời thôi Ai người tìm với lúc thiên tai! Những mạng chết ai đành đã thế
Người còn sống xót nghĩ thương ôi!
Nghĩ thương ôi! Ai những người
Trời làm tai họa biết kêu ai Đói thời chịu đói, rét chịu rét Đầy vơi mặt nước, lệ đầy vơi!
Một cảnh tượng đau lòng diễn ra khi lụt lội tràn về tất cả mọi thứ điều bị
chon vùi trong biển nước, cuộc sống bình thường hằng ngày của người dân đã cơ
cực nay lại càng cơ cực hơn. Những thây chết trôi tràn ngập, họ muốn cất tiếng
kêu trời nhưng trời lại không xót thương cho cảnh tình của họ. Chính lúc ấy họ
muốn tìm người giúp nhưng: “Ai người tìm với lúc thiên tai”, họ chỉ biết chịu đựng tự trách cho số phận của mình, mà không dám oán hận ai họ hoàn toàn bế
tắt. Những người đã khuất âu có lẻ cũng đã thoát khỏi cảnh khổ cực, đau thương
người thân điều ấy còn đau khổ gấp bội lần. Bấy nhiêu đó vẫn chưa lột tả hết sự đau khổ của người dân nghèo vì sự tồn tại họ phải làm những việc trái vơi lương
tâm, trái với đạo lý ở đời, họ phải đem con làm món hàng để bán tuy đó là một
giải pháp đau lòng nhưng họ phải chọn:
Lệ đầy vơi, tình chia phôi
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu
Cha còn sống đó con bồ côi!
Con bồ côi, tình thương ôi! Trời làm tai vạ phải chia phôi Sinh con ai nỡ lòng đem bán
Thương con nào biết lấy gì nuôi
Lấy gì nuôi, lúc thiên tai
Chẳng có ngô mà chẳng có khoai
Miếng ăn chẳng có, con nhìn bố Nông nỗi như kia đáng ngập ngùi?
Xưa nay bật làm cha mẹ ai lại không thương con mình nhưng vì muốn tồn
tại họ phải chịu cảnh bán con để lấy tiền nuôi sống cả nhà, những dòng lệ đã nhỏ
xuống khi phải dứt đi chính giọt máu của mình. Đau lòng thay khi nghe câu: “Năm
hào một đứa trẻ lên sáu”, việc bán con là việc làm vô nhân đạo nhưng xét cho cùng năm hào ấy sẽ cứu sống được cả gia đình một thời gian dù là ngắn ngủi, nhà bớt được một miệng ăn còn đứa bé biết đâu may mắn sẽ được cuộc sống sung sướng nếu như ở lại với gia đình thì cuộc đời bất hạnh của nó sẽ tiếp diễn bởi đang
lâm vào cảnh bần cùng “Chẳng có ngô mà chẳng có khoai”; “Miếng ăn chẳng có
con nhìn bố”. Những thực trạng đau lòng ấy cứ hiện lên trên trang thơ của Tản Đà,
Chứng kiến những cảnh tượng đau lòng ấy Tản Đà đã cấ lời kêu gọi mọi người
cứu vớt những con người những thân phận hẩm hiu:
Đáng ngậm ngùi, hỡi ai ơi!
Ăn sung mặt sướng ngồi thảnh thơi Nghĩ kẻ cơ hàn nơi nước lụt
Như ai kia cũng dạ đầy vơi
Dạ đầy vơi thương cùng ai
Thương người khổ lại lúc thiên tai Hai chữ đồng bào ân nghĩa nặng Đùm nhau lành rách hởi ai ơi!
Hỡi ai ơi! Là những người
Ông trên mạn ngược, bà vùng xuôi Có nhiều cho nhiều ít cho ít
Cứu kẻ bần dân lúc thủy tai
Lúc thủy tai này ai ơi!
Quý tiếc yêu thương lấy giống nòi Con cháu rồng tiên khi đã bỉ Đừng nên rẻ rung bỏ nhau hoài!
Bằng tất cả sự đồng cảm, tình yêu thương Tản Đà thiết tha kêu gọi đồng
bào cả nước chung tay góp sức để cứu giúp những người dân cùng khổ những người đang phải chịu cảnh dói rét lầm than. Điệp từ “Hỡi ai ơi” được lập đi lập lại
nhiều lần điều đó chứng tỏ rằng tác giả đã kêu gọi mọi người bằng cả tấm lòng của
Tóm lại: Khi hướng về những người dân bình thường Tản Đà đã kế thừa
những tư tưởng tiến bộ của tiền nhân đi trước, nhưng khi viết về họ ở ông lại có điểm khác bởi chính ông là người đã từng trãi nghiệm, ông phải sống cuộc sống khó khăn túng quẫn nên ông rấ đồng cảm nói về họ cũng chính là nói về chính bản
thân của mình. Cảnh khốn khổ của người dân hiện lên trên trang viết của ông rất
chân thật qua đó ta có thể thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.
CHƯƠNG 3: SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA TẢN ĐÀ
1. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện thể thơ:
1.1- Thơ bát cú:
Đây là thể thơ mà Tản Đà đã kế thừa từ thơ ca Trung Đại, hầu hết các sáng
tác của ông là thể thơ thất ngôn bát cú, ông sử dụng hình thức thơ Đường và tuân thủ những quy luật của nó, tuy không có nhiều cách Tân trong thể thơ này nhưng đã đề cập đến nhiều đề tài: Từ những bài thơ thể hiện tình cảm, tâm sự của ông
một thi nhân (Tự Vịnh), cả những nỗi lo đời, lo người của thi sĩ: (Hủ nho lo mùa đông), cho đến những bài thơ phê phán chế độ, phê phán bọn tham quan (Cảm đề)
và những vần thơ xót thương cho số phận con người đặt biệt là người phụ nữ
(Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)… Hay sự thoát ly của bản thân muốn lên cung
trăng vui cùng chị Hằng: (Muốn làm thằng Cuội)
Nhìn chung ở những thể thơ này Tản Đà đã kế thừa từ thơ ca Trung đại
song ông lại đưa vào thể thơ này những sắc thái riêng biệt, sự ngông nghênh của
bản thân : (Sự nghèo). Với thể thơ này đề tài thể hiện rất đa dạng góp phần làm phong phú thêm sự nghiệp sáng tác của Tản Đà.