Vần trong thơ trường thiên

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 65 - 68)

2. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện các

2.2.3. Vần trong thơ trường thiên

Thơ trường thiên truyền thống là thể thơ có nhiều câu, không phân chia

theo đoạn nên cách gieo vần của thơ này tương đối tự do. Tản Đà cũng có một số

bài có cách gieo vần tương tự như vậy: Nhớ ông Lư thoa

Nhưng vì đa số thơ trường thiên của Tản Đà là thơ tứ tuyệt trường thiên, (phân chia theo khổ, mỗi khổ thường có 4 câu) nên cách gieo vần cũng khác so với thơ trường thiên xưa. Vì được ghép từ nhiều bài thơ tứ tuyệt mà thành nên cách gieo vần trong thơ trường thiên của Tản Đà dựa theo cách gieo vần của một bài

thơ tứ tuyệt và gieo theo một vòng tròn, vần gieo ở khổ cuối trùng với vần gieo ở

khổ đầu:

Chơi lâu, nhớ quê về thăm nhà,

Đường xa, người vắng, bóng chiều tà.

Một dãy lau cao làn gió chạy, Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.

………

Ấy thực quê hương con người ta,

Dặn bảo trên đường những khách qua;

Có tiếng khóc oe thời có thế, Trăm năm ai lại biết ai mà!

(Thăm mã cũ bên đường )

Ngoài ra thơ trường thiên của Tản Đà còn có cách gieo vần độc đáo mới lạ

không theo quy luật của bài thơ tứ tuyệt:

Thây chết trôi, thôi thời thôi Ai người tìm với lúc thiên tai!

Nghĩ thương ôi! Ai những người Trời làm tai họa biết kêu ai Đói thời chịu đói, rét chịu rét Đầy vơi mặt nước, lệ đầy vơi!

Lệ đầy vơi, tình chia phôi

Bồng bế con thơ bán khắp nơi

Năm hào một đứa trẻ lên sáu

Cha còn sống đó con bồ côi!

(Khuyên người giúp dân lụt)

Không những thế ở một số bài thơ khác như bài “hầu trời” vì dung lượng

của mỗi khổ thay đổi có khi đến 6, 8, 10, 12, 22 câu nên cách gieo vần cũng khác:

ở khổ 1 của bài thơ gieo vần theo bài thơ tứ tuyệt nhưng ở khổ 11, 15 thì lại có

cách gieo vần tự do giống như một bài trường thiên xưa.

Đêm qua chẳng biết có hay không,

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng,

Thật hồn, thật phách, thật thân thể Thật được lên tiên sướng lạ lùng! ……….

Văn dài, hơi tốt ran cung mây, Trời nghe Trời cũng lấy làm hay, Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi,

Hằng nga, Chức nữ chau đôi mày.

Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay. ………

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt! “Văn trần được thế chắc có ít,

“Nhời văn chuốt đẹp như sao băng,

“Khí văn hùng mạnh như mây chuyển,

“Êm như gió thoảng, tinh như sương, “Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết! “Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?

“Người ở phương nao? Ta chửa biết”,

Ta thấy thơ trường thiên của Tản Đà vừa có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, một mặt ông giữ những khuôn phép cũ, mặt khác lại phá vỡ những quy luật

gò bó của thơ trường thiên xưa.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)