Thoát ly bằng con đường hành lạc

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 37 - 39)

2. Tư Tưởng Lãng Mạn Thoát Ly:

2.2.2. Thoát ly bằng con đường hành lạc

“ Triết học quan niệm sự hưởng lạc là một thứ chủ nghĩa có đồ đệ, và

những tính đồ của nó: đó là một nhân sinh quan, một phong cách sống. Hưởng lạc

là một khái niệm mang một ý nghĩa tiêu cực với một nội dung được hiểu là: tận

hưởng những lạc thú của nhân sinh-những khoái lạc ở đời. Người hưởng lạc tìm

đến thú vui vật chất, những nhục cảm, khoái cảm tác động tới các giác quan, cảm giác”(tr80. Tản Đà tho va doi)

Trong văn học cổ điển Việt Nam, tư tưởng hưởng lạc là một nội dung quan

trọng và là một biểu hiện nhân sinh quan của đẳng cấp nho sĩ, chủ yếu là một bộ

phận nho sĩ tài tử.

Cái mà chúng ta gọi là hưởng lạc, các nhà nho trước đây goi là hiếu lạc hay

hành lạc, có nghĩa là ham thích hay thực hành lạc thú. Nguyễn Công Trứ đã từng phát ngôn:

Nhân sinh bất hành lực Thiên tuế diệt vi thương.

Hay Nguyễn Khuyến cũng đã nói về cái hành lạc của mình:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa

Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa

Chừa được nhưng mà cũng chẳng ưa.

Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu – cũng thuộc đẳng cấp Nho sĩ tài tử, nên ông không thể không mang nhân sinh quan của đẳng cấp mình. Cũng giống như

Nguyễn Khuyến và một số nhà Nho khác, trong sự hưởng lạc hay hưởng thụ cuộc đời của Tản Đà rượu là hàng đầu. Thú vui cao nhất, niềm yêu thích, sự say mê, lý

tưởng trong hưởng lạc của Tản Đà là “rượu”:

Trời đất sinh ta rượu với thơ

Không thơ không rượu sống như thừa

(Ngày xuân thơ rượu)

Ngoài con đường thoát ly vào những giấc mộng, xa lánh chốn phàm tục “đua chen danh lợi”, Tản Đà còn tìm đến rượu để quên đi những ê chề, đau xót trước hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Mang tư tưởng chán đời, không mãn nguyện

về con đường vật chất, rượu trỏ thành một thứ để giải khuây:

Được lúc gần say, say hẳn lấy

Say thời say, say vậy để mà điên

Tản Đà muốn say chếnh choáng để quên cả cái thực tế đảo điên trước mắt, quên đi nỗi xót xa của cuộc đời bất hạnh mà tạo hóa mang đến cho nhà thơ. Tuổi đời mỗi ngày mỗi cao, chồng chất thất bại, nay đó mai đây, chất men của Tản Đà càng trở nên chua chát:

Nam Bắc đã nên người duyệt lịch Giang hồ đáng chán vị chua cay Mười ba năm đó bao dâu bể Góp lại canh trường một cuộc say

Buồn cho bản thân, buồn cho nhân thế, muốn mượn rượu để giải sầu, xong,

càng uống Tản Đà lại càng cảm thấy buồn hơn. Bởi khi tác giả say cũng không thể nào quên được nỗi buồn trong lòng mình; ngay cả những ngày xuân vui tươi Tản Đà cũng chỉ nhớ lại những ngày lao đao lận đận:

Rượu đào năm mới rót mùa xuân

Nhớ lại năm xưa Sửu trước Dần

Bị gậy lang thang người thủy hạn

Thơ văn lận đận khách phong trần

(Có mới nới cũ)

Nỗi buồn cứ mãi ngự trị trong lòng nhà thơ khiến nhà thơ không tài nào quên được. Rượu không thể nào làm nhà thơ quên hết nỗi sầu để thanh thản với đời. Vì thế, ông lại tìm đến với những thú vui khác để trốn chạy cuộc đời:

Tớ muốn chơi cho thật mãn đời Đời chưa thật mãn, tớ còn chơi

Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng

Dù chóng hay lâu tớ vẫn chơi

(Còn chơi)

Dường như lúc này Tản Đà muốn lao vào các cuộc chơi cho đến mãn đời, không màng đến điều gì nữa.

Tóm lại: Vì bất mãn trước thời thế, tác giả muốn tìm đến con đường hành lạc để quên hẳn cuộc đời, quên đi những bất hạnh của bản thân. Nhưng dù có tìm

đến “rượu” hay những thú chơi thì cái nỗi buồn, nỗi bất mãn trong lòng nhà thơ

vẫn tồn đọng

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)