Về bọn quan lại đương thời

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 40 - 43)

3. Phản ánh hiện thực xã hội đương thời

3.1. về bọn quan lại đương thời

Trong thơ ca trung đại bọn quan lại hà hiếm dân lành là một nguồn cảm

hứng dồi dào để các nhà Nho xưa đưa vào trang thơ của mình để lên án và đã kích. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho yêu nước, ông khinh ghét bọn tham quan bọn “sâu dân mọt nước” ---- ông đã có đòn đánh mạnh mẽ vào tầng lớp thống trị vô đạo này:

Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

Ông cho rằng bọn chúng chỉ là những tên bù nhìn những thằng hề, hay

Nguyễn Công Trứ cũng đã từng phê phán bọn quan bất tài vô dụng nhưng lại độc

át tàn bạo:

Tuổi tác càng già, càng xốp xáp

Ruột gan không có, có gai chông

tờ chúc cảm đề” khi phê phán Đào Trọng Vân ăn tiền của dân ở Thái Bình. Tản Đà viết:

Thật có hay là mắc tiếng oan?

Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn

Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn

Mặt sắc còn bia miệng thế gian

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn

Cho nên quân nó dễ lam quan

Đào mà đào được nên đào mãi

Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An

Quan đúng nghĩa thì phải chăm lo cho đời sống của Nhân dân nhưng ở đây

tên quan họ Đào lại làm điều hoàn toàn ngược lại, hắn không những không lo cho

dân mà trái lại còn bóc lột của dân, Tản Đà đã thể hiện thái độ mĩa mai của mình thông qua câu hỏi “Thật có hay là mắc tiếng oan?” vừa thoáng đọc qua ta cứ ngỡ

tác giả đang phân vân, “bán tín, bán nghi” khi nghe tin quan nhận tiền hối lộ nhưng ngay sau đó là một câu trả lời “Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn”. Ta thấy đến câu thứ hai này Tản Đà đã cho tên quan bộc lộ bản chất vốn có của mình hawnschir biết đục khoét của nhân dân để tích góp tiền của cho riêng mình. Với tên quan như thế Tản Đà không chỉ dừng lại ở thái độ mĩa mai mà ông đã cất tiếng

chửi “Hơi đồng đã sạch, mồm ông lớn”, “Mặt sắc còn bia miệng thế gian”. Bất

bình trước việc làm của tên quan thô bỉ ông đã chửi thẳng vào mặt hắn là người

chỉ biết có tiền làm việc xấu mà không sợ miệng đời mai mĩa.

Tản Đà đứng trước cảnh bất bình ấy mà tỏ thái độ cảm phẩn: “Cũng bởi

thằng dân ngu quá lợn”, “Cho nên quân nó dể làm quan”, có người cho rằng Tản

Đà nói như vậy là hơi nặng dân đen mà vì long câm giận trước bọn tham quan nên ông có lời trách dân, qua đó ta có thể thấy được thái độ của ông dối với dân đen

Bằng nghệ thuật chơi chữ: “Đào mà đào được nên đào mãi”, họ của hắn cũng

giống như bản chất của con người hắn chỉ biết đục khoét hà hiếp dân lành.

Không riêng vì ở Thái Bình ở Nghệ An cũng vậy bọn sâu dân mọt nước vẫn ngang ngược hoành hành:

Thái Bình chưa dứt tiếng kêu oan Lại tiếng kêu trời ở Nghệ An

Một huyện Anh Sơn trong mấy tháng

Mà tay Phan Tử lấy ba ngàn

Cũng phưòng dối nước quân ăn cắp

Cũng lũ tàn dân giống hại đàn

Bài thơ lại là một lời tố cáo hết sức mạnh mẽ đối với bọn tham quan từ Thái

Bình cho đến Nghệ An ở đâu cũng có phường vô lại, hại dân. Nhân dân phải sống

trong cảnh khổ cực lầm than, kêu trời không thấu. Tên quan Phan Tử trong mấy tháng đã vơ vét tiền của của dân đen, lấy trọn “ba ngàn”, Tản Đà tỏ thái độ phẩn

uất tột độ

Ông cho rằng bọn chúng chỉ là “dối nước”, “hại dân”, “quân ăn cướp”,

“lũ tàn dân”. Có bọn chúng chỉ là thừa, bọn chúng chỉ là những tên dối trá, lộc lừa

hại dân hại nước,…. Tản Đà cũng đồng cảm sâu sắc với nhân dân ở hai câu cuối

ông có viết:

Lãnh lẽo hơi sương tòa tạp chí Lệ ai giàn dụa với gian sơn

Trước cảnh nhân dân bị hà hiếp, lầm than Tản Đà đã không khỏi phải rơi lệ:

“Lệ ai giàn giụa” nhưng đó không chỉ là khóc cho người dân cực khổ, lầm than

mà còn khóc cho nhân tình thế thái.

Nhưng đó cũng chưa nói hết được hết sự bóc lột của bọn tham quan vô đạo,

chúng không chỉ vơ vét của dân lành mà đến chốn tu hành chúng cũng không

Vì chỉ miếng bã để trò dơ

Rón chân những chực khi voi nhả Rát lưỡi đành xơi cái ngọt thừa Ấy đã theo đuôi thời phải hít

Còn đâu nên tấm nữa mà vơ

Nghìn năm bia miệng là câu thế

Những khách ăn tàn đã biết chưa?

(Theo voi ăn bã mía)

Bài thơ trên được viết khi “sư cụ chùa Đống Lim mất trâu còn bị lũ chức

dịch lấy thuế quan bắt nạt nhà chùa, nên ra đề bài trên đây lấy vần “dơ” để thi

thơ treo giải thưởng, nhờ Tản Đà tiên sinh chấm và ra một bài” qua đó chúng ta

có thể thấy bản chất vô sỉ của tham quan, tác giả cho rằng bọn chúng là những kẻ ăn “dơ” , tuy chỉ là hàm ý nhưng người đọc có thể dể dàng nhận thấy chúng bạo tàn ngang ngược đến mức nào, không chỉ hà hiếp áp bức dan lành mà cả nhà sư

chúng cũng chẳng tha, để ăn “bã mía” bọn chúng phải chầu chực chờ voi nhã, thái

độ đã kích, phê phán của Tản Đà đến đây đã đến mức cực điểm.

Những thực tế, những trải nghiệm của bản thân đã giúp Tản Đà thấy rỏ được bản chất của bọn tham quan vô lại chúng tham lam, vô sĩ chỉ biết hà hiếp dân

lành, chúng không xứng đáng là những người “phụ mẫu chi dân” để nhân dân tin tưởng. thông qua đó cũng nêu bật tinh thần yêu nước của mình ông không bằng

lòng với sự cam chịu của người dân qua đó ta có thể thấy tinh thần chiến đấu dần được trỗi dậy trong con người ông.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)