2. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện các
2.1.1. Thơ thất ngôn bát cú
Theo luật của thơ Đường một bài thơ thất ngôn bát cú thường được chia
làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết và mỗi phần gồm 2 câu:
Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làng ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
( Thu ẩm- Ngyễn Khuyến)
Thơ Tản Đà cũng thế, ông cũng tuân thủ kết cấu của một bài thơ bát cú
truyền thống:
Tuồng chi cả lẽ với trăng hoa? Gác son ngồi bó trời thua vợ, Sân gạch quỳ đôi đĩ kiện cha. Tài tử giai nhân nhầm thế nhĩ?
Nhân gian địa ngục khéo chi mà!
Lâm Truy, Vô Tích bao nhiêu sự? Nòi giống thư hương thế cũng là!
(Thúc Sinh)
Tuy nhiên, bên cạnh những bài thơ có kết cấu giống với liên kết thơ truyền
thống, Tản Đà có một số bài thơ mang những nét cách tân mới mẽ như bài: “Nhớ ông Trần Quỳ” chỉ có 7 câu, khuyết mất câu kết.
Cô Tô tàn phá lạc Tây Thi Tôi trở về quê, bác đổi đi Một chén quan hà sân thắng Ý Cách năm mây nước đất Nam Kỳ
Nghĩ đời lắm lúc chân như giả
Mà cảnh trong tuồng hội cũng ly
(Khuyết)
Trăm năm ta nhớ bác Trần Quỳ
(Nhớ ông Trần Quỳ)
Bài thơ khuyết đi câu thứ 7, đây là một cách tân mới của Tản Đà, vì bài thơ
thiếu mất một câu nên tập chung ý nghĩa nhiều nhất vào câu cuối, tác giả muốn
nhấn mạnh cho dù trăm năm sau ông cũng không quên bác Trần Quỳ.
Hay trong bài “Mậu thìn xuân cảm” khuyết đến 2 câu:
Cuộc thế xoay quanh đất một hòn
Song chưa cạn đó, núi chưa mòn
Dân hai trăm triệu, ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Lo đời sương tuyết bạc đầu non.
Tuy bài thơ còn lại 6 câu nhưng không làm mất đi ý nghĩa của nó, bài thơ
vẫn giữ được nội dung một cách tròn vẹn. Hai câu thơ đầu là lời giới thiệu về thời
thế, hai câu tiếp theo là lời giới thiệu về đất nước với dân 2 trăm triệu, với lịch sử 4 ngàn năm, nhưng ở đây hai câu thực trong bài thơ không chỉ là câu mở ý mà còn là lời bình của tác giả, thông qua câu thơ này tác giả bộc lộ thái độ lo lắng cho đất nước vì chưa tìm được người lãnh đạo sáng suốt “ai người lớn” và đưa ra lời nhận định “vẫn trẻ con”. Ta thấy ở bài thơ hai câu thực đồng thời cũng là hai câu luận đó là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ.