2. Sự kế thừa và đổi mới về nghệ thuật của Tản Đà trên bình diện các
2.2.1. Vần trong thất ngôn bát cú
Trong một bài thơ thất ngôn bát cú vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
gieo vần theo vần chính, chữ cuối của các câu 2, 4, 6, 8 phải có vần giống với câu
thứ nhất.
Tháng ngày thắm thoắt tựa chim bay, Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay. Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay.
Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ
Còn một nỗi này thêm chán ngắt ,
Đi đâu giở những cối cùng chày
(Than già-Nguyễn Khuyến )
Tản Đà bên cạnh những bài thơ tuân thủ đúng quy luật của thơ truyền
thống: có mới nới cũ, Quê nhà chới mát cảm hứng, Đêm suông Vĩnh Phủ,… còn có những bài thơ gieo vần theo vần thông theo cách gieo vần này thì ở cuối câu 1 và câu 4 giống nhau nhưng ở câu 2 thì lại là một vần khác, theo các nhà thơ thì đây
là cách gieo vần theo kiểu vần ôm:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
Mạch nước sông Đà tim róc rách
Ngàn năm non Tản mắt lơ mơ
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi Còn mãi xuân còn rượu với thơ
Ta thấy vần chính trong bài thơ là vần “ở” là “mờ” có cùng vần “ơ”
nhưng ở câu 2 lại là “thừa” vần “ưa” ta thấy đây là một cách tân sáng tạo và mới
mẽ của Tản Đà mang dáng dấp của một nhà thơ mới, cách gieo vần này không chỉ
riêng ở bài “Ngày xuân thơ rượu” mà còn ở nhiều bài thơ khác:
Trong đầm gì lại đẹp bằng sen Một đóa kia kìa nở trước tiên Mặt nước, chân trời, than gái lạ
Đài xanh, cánh trắng nhị vàng chen
Xôn xao bay rối đàn con bướm
Đủng đỉnh bay xa một chiếc thuyền
Đã trót hở hang khôn khép lại Lại còn e nỗi chị em ghen
Hay bài:
Chầm chậm ngày xanh bong nhạt đưa
Xuân sầu hai độ rối như tơ Lao xao nhà vắng chim tìm tổ Ỳ ộp hồ xa ếch đợi mưa
Rượu hứng đêm vui không sẵn bạn
Hoa tàn giục nghĩ chẳng nên thơ
Lạnh lung bốn bể âm thư vắng
Muốn trách tri âm luống hững hờ
(Sầu xuân)
Ngoài ra trong cách gieo vần này Tản Đà còn một cách gieo vần thông khá đặc biệt: Ở nhiều bài thơ Tản Đà sử dụng đến 2, 3 vần thông với vần chính. Ví dụ:
Vịnh bức dư đồ rách:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi Sông sông núi núi khéo bia cười. Biết bao lúc mới công vờn vẽ, Sao đến bây giờ rách tả tơi? Ấy trước ông cha mua để lại, Mà sau con cháu lấy làm chơi! Thôi thôi có trách chi đàn trẻ, Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
Hay bài: Chơi hòa bình :
Vì ai cho tớ phải lênh đênh Nặng lắm! Ai ơi, một gánh tình! Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ,
Sông Đà ai vặn một vòng quanh.
Phấp phới cô nàng chiếc váy xanh.
Mỗi tháng chợ đêm ba buổi họp,
Ngọn đèn nha phiến đốt linh tinh.
Không những thế ở một số bài Tản Đà còn phối hợp cả vần thong và vần
chính, cùng với một vần mới:
Bờ ao trên bụi có con cuốc, Ở dưới lại con chẫu chuộc. Hai con cùng ở, cùng hay kêu, Một con kêu thảm, con kêu nhuốc.
Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa,
Cuốc kêu đau lòng thương xuân qua, Cùng một bờ ao, một bụi rậm,
Phong cảnh không khác, tình khác xa.
(Con cuốc và con chẫu chuộc)
Cách gieo vần của Tản Đà trên cơ bản vẫn dựa trên những quy luật truyền
thống của cách gieo vần của thơ ca trung đại nhưng ở một số bài ông lại có cách
gieo vần độc đáo, mới lạ mang dáng dấp của một nhà thơ mới điều này nói lên
điểm khác biệt của Tản Đà so với những nhà nho cùng thời.