Thoát ly vào giấc mộng

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 33 - 37)

2. Tư Tưởng Lãng Mạn Thoát Ly:

2.2.1. Thoát ly vào giấc mộng

Vốn là một nhà nho tài tử, thích tự do phóng khoáng, nhưng thực tế xã hội đã không đáp ứng được nhu cầu của Tản Đà, vì vậy ông muốn thoát ly khỏi cuộc

sống thực tại đây cũng là một đặc điểm thường thấy ở các nhà nho xưa. Nguyễn

Công Trứ đã từng tìm đến rượu và thi phú, Nguyễn Bỉnh khiêm thì làm bạn với gió, trăng, cây, cỏ…còn Tản Đà ông thoát ly vào những giấc mộng: mộng lên

thiên đình gặp Ngọc Hoàng, mộng đi khắp năm châu bốn bể gặp những vĩ nhân,

mộng được làm bạn với người đẹp….tất cả những giấc mộng đó chỉ để nhằm một

Tản Đà bước vào đời bằng “giấc mộng con” và tổng kết để kết thúc nó bằng “ giấc

mộng lớn”. Mơ ước và trống không. Khi mới vào đời, Tản Đà rất hăm hở, hăm hở đến tự tin ngông nghênh bất chấp, nhưng sau khi đã trãi qua “bao dâu bể” ông

nhìn lại cả cuộc đời chỉ toàn là mộng ảo, chẳng có giá trị gì. Ông muốn tỉnh giấc để tìm ra một con đường riêng cho cuộc sống của mình, nhưng khi đối diện với

cuộc sống hiện tại, hoàn cảnh của xã hội lúc bấy giờ ông lại càng muốn mình”

đắm vào những gíc mộng”:

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi

Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi

Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng

Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời

Cuộc đời Tản Đà là một chuỗi dài lận đận quanh năm lo ănlo mặc, sự

nghiệp thì không đến nơi đến chốn, xã hội lại không đáp ứng được những gì mà

nhà thơ mong muốn, càng ngày Tản Đà càng thấy lạc lỏng trước hiện thực xô bồ,

chính vì điều đó ông tỏ ra chán ngán cuộc đời, ông lại muốn tìm đến những giấc

mộng để có trạng thái êm đềm, thư thả, được sống ung dung tự tại. Nhưng cái ước

mộng ấy của Tản Đà cho đến cuối đời cũng chỉ là ước mộng, vì đến lúc cuối đời nhà thơ vẫn chưa thoát khỏi kiếp lao đao, lận đận của mình. Ước mộng quá nhiều nhưng lại toàn vỡ mộng nên Tản Đà cảm thấy hụt hẫng và trở nên ngông nghênh:

Thiên Tào tra sổ xét vừa xong Để sổ lên trình thượng đế trông -Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông!

Ngông, trước hết là một tính cách, là những hành động khác người gây sự

chú ý của số đông, hành động ngông thường mang tính chất ngang tàn phóng túng,

đời, khinh thế ngạo vật. Trong lịch sử văn học cận đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX nổi lên những tên tuổi bất hủ: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương…

Cao Bá Quát có giọng ngang tàn thách thức:

Một chiếc cùm lim chân có đế Ba vòng xích sắt bước thi vương

Còn Tú xương thì lạ mang cái ngông của một đãng tử, một tài hoa túng kiết:

Khi túng toan lên bán cả trời

Trời cười thằng bé nó hay chơi

Cho hay còn nợ âu là thế

Mà vẫn phong lưu suốt cả đời

Đó là những nhân vật trong “làng ngông” Việt Nam, là những con người có điều bất hòa với hiện thực xã hội. Cái ngông của họ là cái ngông có chiều sâu về tư tưởng, cái ngông của những tâm hồn cao thượng đầy khí khái.

Tản Đà cũng vậy, cái ngông của ông cũng xuất phát từ sự bất hòa với hiện thực

của xã hội. Nhưng ở đây cái ngông của Tản Đà lại vượt hơn hẳn cái ngông của

Nguyễn Công Trứ, xỏ xiên thách thức Hoàng Trọng Phu và cũng có khác một Tú Xương hay Nguyễn Khuyến về bản lĩnh. Cái ngông của Tản Đà đánh dấu vào sự

nghiệp văn học, tạo thành một phong cách riêng: hướng lên trời, lên thượng giới, đó là cái ngông trích tiên:

Thiên tiên ở lại trích tiên xuống Theo đường không khí về trần ai

(Hầu Trời)

Tản Đà tự coi mình là một kẻ bị lưu đày, là một cốt cách tiên mà bị rơi vào

cõi phàm tục. Không dừng lại ở đó, cái trích tiên ngông nghênh của Tản Đà còn

được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa ở bài “ muốn làm thằng cuội”:

Cành đa xin chị nhấc lên chơi

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

Thử hỏi trong cái “làng ngông” nước Việt có ai ngông nghênh đến mức tựa

vai Hằng Nga mà cười cái cõi trần tục đầy khổ lụy? chỉ có một Tản Đà mới làm nên những cảnh tượng kỳ thú đó, được kết tinh từ một trí tượng diệu kỳ và phóng túng.

Cái ngông pha lẫn tố chất đa tình, cùng một chút mơ mộng đã tạo nên một

Tản Đà hoàn toàn khác biệt so với những tiền nhân đi trước, một bãn lĩnh vượt lên hẳn các nhà thơ trong “làng ngông” của nước Việt, đó là một thái độ ngang tàng, phóng túng, khinh đời.

Tú Xương khi thi hỏng đã thốt lên tiếng cười chua chát, cay cú:

Mai mà tớ hỏng, tớ đi ngay Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày

Còn Tản Đà khi thi hỏng lại cất tiếng cười ngạo nghễ:

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông

Tuổi chữa bao nhiêu văn rất hùng

Sông Đà núi Tản ai hun đúc Bút thánh câu thần sớm vãi vung

Chữ chữ, nôm nôm nào kém cạnh

Khuyên khuyên, điểm điểm có hay không?

Bởi ông hay quá ông không đỗ

Không đỗ ông càng tốt bộ ngông!

Chỉ có Tản Đà mới có tiếng cười ngạo nghễ như thế khi thi trượt, mà cũng

có lẽ khi thi trượt như thế Tản Đà mới có thể ngông, chứ nếu đã thi đỗ khi rơi vào

cái “vòng danh lợi” liệu Tản Đà còn có thể ngông được hay không?

Tóm lại: khi thoát ly vào những giấc mộng, Tản Đà muốn quay lưng chạy

trốn cuộc đời nhưng những thực tế xã hội lại không cho phép nhà thơ sông đung

với mình, nhà thơ buồn chán và trở nên ngông nghênh, cái ngông ấy là sự đúc kết

của tính tự cao tự đại của hạng sĩ phu, đồng thời qua đó ta cũng thấy được tư tưởng khác biệt của ông so với các nhà thơ trung đại bấy giờ.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và đổi mới trong thơ đường luật tản đà (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)