Vị trí địa lý, kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ) (Trang 63 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý: Nằm trong tọa độ địa lý từ 22o25’ đến 22o51’ vĩ độ bắc, 103o08’ đến 103o36’ kinh độ Đông, cách trung tâm Hà Nội 450 km.

Huyện Phong Thổ giáp ranh với các lãnh thổ liền kề:

- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; - Phía Đông, Đông Nam tiếp giáp tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Tam Đường; - Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ.

Diện tích đất tự nhiên là 102.924,5 ha; có đường biên giới dài 98,95 km trải dài trên địa bàn của 13/18 xã, thị trấn. Dân cư các xã biên giới chủ yếu là dân tộc ít người. Phong Thổ có vị trí địa lý thuận lợi do có đường biên giới dài và có tuyến đường quốc lộ 12, 4D và quốc lộ 100 đi qua, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các địa phương lân cận trong nước và với Trung Quốc.

Hình 3.1: Vị trí huyện Phong Thổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Phong Thổ có cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng nằm tại Km 0 Quốc lộ 12, cùng nhiều cửa khẩu tiểu ngạch (lối mở) khác. Đây là một trong những cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách KKTCK biên giới tại Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/20011; là một trong 09 cặp cửa khẩu được Chính phủ hai nước Việt – Trung thỏa thuận trong Hiệp định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền ký ngày 18/11/2009, tạo cơ hội thúc đẩy giao thương giữa hai quốc gia và phát triển KT-XH của huyện.Tạo ra cơ hội để thực hiện thuận lợi các hoạt động ĐTXDCB.

Phong Thổ có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là dịch vụ XNK; du lịch, là cầu nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; đồng thời là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, góp phần ổn định trong công tác ĐTXDCB.

3.1.2.Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện

3.1.2.1. Địa hình

Địa hình núi cao là phổ biến, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Địa hình được chia thành các vùng sau:

- Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 8 xã phía Bắc bao gồm: Sỉ Lờ Lầu,

Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chài, và xã Sin Súi Hồ, tổng diện tích 37.455,77 ha, chiếm 36,40% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện. Do đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía

Nam và Tây Nam của huyện, bao gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Ly Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,73 ha, chiếm 63,60% diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới người dân canh tác lúa nước.

3.1.2.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ bình quân năm khoảng 19oC; tháng 6, 7 và 8 là những tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân đạt trên 21oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất có nhiệt độ bình quân xấp xỉ 13,5oC. Do đặc điểm địa hình nên chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn, cụ thể:

- Vùng núi cao (độ cao trên 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm là dưới 6000oC, là vùng nhiệt độ khá thấp, có điều kiện phát triển các cây trồng ôn đới.

- Vùng núi trung bình (độ cao trên 1.500 và dưới 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 6.000oC.

- Vùng thung lũng thấp: Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 8.000oC; là vùng nhiệt độ cao, thích hợp cho phát triển nhiều vụ trong năm, nhất là lúa 2 vụ và các cây trồng nhiệt đới.

Chế độ nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 1.900 giờ, tháng 4 có số giờ nắng cao nhất, nhiệt độ mặt đất đo được trên 200C.

Chế độ mưa

Phong Thổ là một trong những huyện có lượng mưa bình quân năm lớn nhất tỉnh Lai Châu. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, đặc biệt là hệ cây ngắn ngày. Phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện (mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa khô, thời gian mưa ít

kéo dài, gây nên tình trạng thiếu nước, khô hạn).

Chế độ gió

Phong Thổ bị dãy núi cao che khuất ở phía Bắc, nên tần suất gió hướng Bắc và lệch Bắc không đáng kể, hướng gió chính là gió Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình trong năm gần 2 m/s.

Chế độ sương

Trong năm bình quân có khoảng 18 ngày sương mù, tháng 1 có sương mù nhiều nhất (bình quân 6 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 có sương mù ít nhất (0,2 ngày/tháng). Chế độ sương có sự chênh lệch lớn giữa vùng cao và vùng thấp.

3.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

(a) Tài nguyên thổ nhưỡng

Tài nguyên đất của Phong Thổ khá đa dạng và phong phú, được chia làm 4 nhóm khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng, chiếm khoảng 33,65% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở tất cả các xã, thị trấn của Phong Thổ, thích hợp cho trồng cây lâu năm, khoanh nuôi phát triển rừng. Đối với đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa và đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính, phân bố nhiều ở các xã vùng thấp, thích hợp cho phát triển cây lúa nước, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, chiếm khoảng 59% diện tích tự nhiên, phân bố tùy theo từng loại đất khác nhau. Đất mùn nâu đỏ trên đá macma và trung tính, đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng đá biến chất phân bố ở các xã vùng cao, các khu vực có độ dốc lớn (cấp VI), thích hợp cho phát triển rừng và một số loại cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả ôn đới,…). Đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất mùn vàng nhạt trên đá cát phân bố ở các xã vùng thấp, thích hợp cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (ở những nơi có tầng đất dày) và phát triển rừng.

Nhóm đất dốc tụ, chiếm khoảng 2,7% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã Sin Súi Hồ và các xã vùng thấp (Mường So, Hoang Thèn,…), thích hợp cho phát triển trồng cây lúa nước (2 vụ lúa nước, 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ màu). Các loại đất khác chiếm khoảng 4,65% diện tích tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Như vậy, tài nguyên thổ nhưỡng cũng có sự phân hóa khá rõ rệt giữa vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có các loại đất thích hợp cho phát triển lúa nước, các loại cây ngắn ngày. Vùng cao có các loại đất thích hợp cho phát triển cây lâu năm và phát triển rừng (kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng).

(b) Tài nguyên nước

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Pa, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa bàn xã Ma Ly Pho và thị trấn Phong Thổ với chiều dài khoảng 18 km. Hệ thống sông suối chính gồm suối Nậm Pạt, suối Nậm Cúm, suối Nậm Lùm, suối Nậm So với tổng chiều dài các suối đạt 210 km. Đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn huyện, đồng thời thuận lợi cho đầu tư các công trình thủy điện. Ngoài ra, đây cũng là nguồn nước dồi dào cho việc phát triển nương định canh, xây dựng hệ thống thủy lợi, khai hoang, mở rộng diện tích 2 vụ lúa ở các xã như: Bản Lang, Nậm Xe, Mường So, Khổng Lào.

Trên địa bàn huyện còn có một số điểm nước khoáng nóng như bản Vàng Pó, thị trấn Phong Thổ2, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Tài nguyên nước tạo thuận lợi cho: (i) hoạt động sản xuất, sinh hoạt người dân; (ii) phát triển thủy điện nhỏ và vừa; (iii) phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, xông hơi, du lịch đường sông. Tuy nhiên, địa hình dốc, sông suối thường cạn kiệt vào mùa khô, mùa mưa có lũ gây xói mòn đất, làm giảm khả năng sử dụng nước vào sản xuất và hạn chế giao thông đi lại.

(c) Tài nguyên khoáng sản

Phong Thổ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, gồm: mỏ đất hiếm, mỏ barit ở xã Nậm Xe, khảo sát mỏ có trữ lượng lớn, ngoài ra còn có các điểm quặng khác như: Đồng, Chì, Kẽm, Vàng, Moliden,... nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Một số khoáng sản vật liệu xây dựng như: (1) Đá vôi: phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, quy mô các điểm mỏ không lớn, chủ yếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại chỗ; (2) Đá vôi xi măng: phổ biến ở nhiều nơi như Mường So, thị trấn Phong Thổ, Lản Nhì Thàng, Huổi Luông, Mù Sang, Bản Lang, chất lượng khá tốt, hàm lượng CaO cao đạt chỉ tiêu đá vôi xi măng; (3) Cát, cuội sỏi: phân bố dọc theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

các bãi bồi 2 bên bờ và lòng sông suối. Hiện đã khảo sát và đang khai thác gồm Mường So, thị trấn Phong Thổ, Ma Ly Pho, Huổi Luông, Hoang Thèn,...

Bên cạnh đó, còn có tài nguyên khoáng sản nước nóng tại Lũng Pô Hồ, Si Lô Lào và Tả Páo Hồ 1,2 (xã Vàng Ma Chải), Vàng Pó (thị trấn Phong Thổ), Ma Ly Pho (xã Ma Ly Pho)…thích hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm nước nóng, chăm sóc sức khỏe.

Tài nguyên khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Phong Thổ, tuy nhiên, công nghệ khai thác lạc hậu đang cản trở sự phát triển của hoạt động khai thác khoáng sản bền vững trên địa bàn. Ngoài ra, các điểm khai thác chủ yếu có trữ lượng nhỏ cũng là một hạn chế trong phát triển hoạt động khai khoáng trên địa bàn.

(d) Tài nguyên rừng

Năm 2014, tổng diện tích có rừng của Phong Thổ đạt 51.070,76 ha, độ che phủ rừng (bao gồm cả cây cao su, cây đặc sản) đạt 49,15%. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên đạt 47.669,58 ha, chiếm 93,34% tổng diện tích rừng trên địa bàn (rừng phòng hộ đạt 36.259,18 ha, rừng sản xuất đạt 11.410,4 ha); rừng trồng đạt 3.401,18 ha, toàn bộ là rừng sản xuất. Rừng trồng chủ yếu là các cây từ 3 năm tuổi trở lên, chiếm 85,64% diện tích rừng trồng.3

Phong Thổ có hệ sinh thái rừng phong phú. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là rừng cây lá rộng và rừng tre nứa, vầu, với nhiều loại cây khác nhau: gỗ tạp, trẩu, tông quá sủ, muồng, de, dổi, tếch, mỡ, long não, tre nứa, vầu... Một số loại cây lâm sản trên địa bàn phát triển tốt như: cây vầu, tông quá sủi, thảo quả (trồng dưới tán rừng ở vùng Dào San, Sin Súi Hồ), trấu (xã vùng thấp). Ngoài ra, còn một số cây có khả năng phát triển ở vùng thấp như: mỡ, bạch đàn, keo lai... Các loại cây này thích hợp cho việc trồng để phát triển rừng sản xuất trên địa bàn trong thời gian tới.

Ngoài ra, trên vùng núi đa cũng có một số loại cây gỗ quý như: lim, chò, pơ mu, lát,… tuy số lượng không nhiều. Các loài động vật quý hiếm cơ bản không còn, do nạn săn bắn trái phép, đốt rừng làm nương rãy.

3Báo cáo số 239/BC-SNN ngày 01/6/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu Báo cáo Hiện trạng rừng năm 2014- Tỉnh Lai Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tài nguyên rừng Phong Thổ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công trình thủy điện, phòng chống lũ lụt cho khu vực hạ lưu. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, diện tích rừng đã tăng lên đáng kể thông qua việc trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tỷ lệ che phủ rừng tăng gần 7 điểm phần trăm, từ khoảng 42% năm 2009 lên trên 49% năm 2014.

3.1.2.4. Dân số, nguồn nhân lực Dân số

Năm 2015, dân số huyện Phong Thổ đạt 76.028 người, tăng 2,07% so với năm 2014. Tốc độ tăng dân số khá ổn định, và tương đương mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh Lai Châu, nhưng cao hơn đáng kể so với mức tăng dân số của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (dưới 1%/năm). Đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh, tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai trên 100 bé gái) năm 2014 là 105,2.

Dân cư phân bố rải rác, không đồng đều. Mật độ dân số bình quân đạt 72,37 người/km2,cao hơn của tỉnh Lai Châu là 45 người/km2, nhưng thấp hơn đáng kể so với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (121 người/km2 năm 2013). Xã Bản Lang có số nhân khẩu lớn nhất (7.379 người), xã Ma Ly Chải có số nhân khẩu ít nhất (1.995 người). Mật độ dân số thấp là rào cản cho việc phát triển các vùng canh tác, sản xuất nông nghiệp tập trung lớn, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, dịch chuyển cơ cấu lao động, cũng như cung cấp dịch vụ công (y tế, giáo dục,…) và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Phong thổ giai đoạn 2012-2015

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

1.Tổng số nhân khẩu Người 71.315 72.294 74.485 76.028 Nhân khẩu NN Người 60.640 61.570 63.640 65.280 Nhân khẩu phi NN Người 10.675 11.354 10.845 10.748

2.Tổng số hộ Hộ 14.356 14.513 14.823 15.593

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hộ phi NN Hộ 2.060 2.130 2.200 2.310

3.Tổng số lao động Người 12.334 42.400 42.643 42.994

Lao động NN Người 35.926 35.985 36.073 36.274

Lao động phi NN Người 6.408 6.415 6.750 6.720

4.Lao động NN BQ/hộ Người/hộ 2,9 2,9 2,85 2,7

5.BQ nhân khẩu NN/hộ Người/hộ 4,9 5 5 4,9

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phong thổ)

Dân số huyện sinh sống chủ yếu ở những vùng nông thôn, và có thói quen canh tác sản xuất nông nghiệp4. Tỷ trọng dân số nông thôn năm 2015 đạt 93,68%, và có xu hướng tăng từ năm 2006 (năm 2006, đạt 91,38%). Tỷ trọng dân thành thị thấp phản ánh phần nào sự kém phát triển của các khu thị trấn, thị tứ, khu dân cư tập trung của Phong Thổ.

Thu nhập bình quân đầu người của Phong Thổ thấp, tốc độ gia tăng không cao, năm 2015 đạt 14,5 triệu đồng/người/năm4, là rào cản cho việc tích lũy, đầu tư sản xuất của người dân trên địa bàn.

Về nguồn nhân lực

Năm 2015, lực lượng lao động toàn huyện đạt 42.994 người, trong đó lao động nông nghiệp 36.274 người, phi nông nghiệp 6.720 người. Số người có khả năng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người trong độ tuổi lao động, bình quân đạt 97,68%. Bên cạnh đó, vẫn có một số lượng ít (chiếm tỷ trọng nhỏ 2,32%) những người ngoài độ tuổi lao động nhưng phải tham gia sản xuất. Vì những khó khăn khách quan nên một số trẻ em/người già đã trở thành lao động chính trong gia đình. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động/tổng dân số của Phong Thổ đạt thấp so với mức bình quân chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, chỉ đạt khoảng 55%-57%, trong khi mức bình quân chung của vùng đạt trên 63% năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Theo đánh giá ở trên, huyện Phong Thổ có nguồn lao động tương đối dồi dào, đáp ứng cho việc phát triển các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, tập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ) (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)