5. Bố cục của luận văn
1.3. Sự cần thiết của QLNN đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, tạo ra cơ sở hạ tầng, những nền móng vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại, không những đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước mà còn đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là rất quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp. Do đó, việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn toàn cấp thiết.
Thứ nhất, do yêu cầu đòi hỏi phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực, thực hiện điều tiết và điều chỉnh đối với mọi hoạt động xã hội, nhằm mục tiêu phát huy và khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các chính sách để quản lý và điều tiết các hoạt động, trong đó có các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư -thực hiện đầu tư - vận hành kết quả đầu tư và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vào trong lĩnh vực đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm gần đây có những tiến bộ nhất định, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như: quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, quy hoạch, kế hoạch theo ngành chưa gắn chặt với từng vùng, địa phương, một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác, quản lý đầu tư còn lỏng lẻo từ khâu lập, thẩm định đến thực hiện đầu tư, thanh quyết toán và đưa côngtrình vào khai thác sử dụng, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn ở mức cao. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phải tăng cường vai trò của nhà nước.
Thứ hai, do yêu cầu đòi hỏi của việc tránh thất thoát đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản. Trong những năm trước, vốn đầu tư của nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ quan trọng trong GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyêt định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
Để sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác kết quả đầu tư. Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án không đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước. Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách. Do đó, việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
toàn cấp thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư và chống thất thoát, lãng phí là tất yếu khách quan.
Thứ ba, Do hiện trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản
còn nhiều bất cập. Nhiều dự án đầu tư chưa đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng kế hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí thấp. Bên cạnh đó, đầu tư sai là vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư, nhiều dự án xây dựng chưa thực sự phải cần thiết đầu tư, chưa đến thời điểm đầu tư hoặc không nhất thiết phải hỗ trợ vốn nhà nước đã gây ra lãng phí không nhỏ. Quy mô, địa điểm của nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản không đúng dẫn đến tình trạng phải liên tục bổ sung vốn, đầu tư xong thiếu nhiều nguyên liệu để sản xuất, đầu tư xong không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Đây là sản phẩm của tư duy quan liêu bao cấp nặng nề, quyết định đầu tư duy ý chí, làm kinh tế theo kiểu phong trào.
Việc thực thi đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều vấn đề chưa chấp hành đúng quy định về quản lý dự án đầu tư, quá trình đầu tư dàn trải vẫn diễn ra, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập, quy hoạch còn chống chéo, năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn còn hạn chế. Do đó, cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng, hỗ trợ các Ban quản lý dự án thực hiện đúng vai trò chức năng nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án.