5. Bố cục của luận văn
1.6.3. Bài học rút ra cho huyện PhongThổ tỉnh Lai Châu
Thành công của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu như sau:
Một là, địa điểm quy hoạch phải thỏa mãn yêu cầu sử dụng đất cho phát triển
công nghiệp một cách bền vững; phù hợp với quy hoạch chung và khai thác được các hạ tầng ngoài hàng rào phát triển kinh tế - xã hội như: điện, nước, giao thông, quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tái định cư, quy hoạch dân cư KCN. Lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư trước khi thực hiện lập quy hoạch dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Xây dựng chế tài thực hiện và xử lý các vi phạm về công tác giải phóng mặt bằng nghiêm minh, cương quyết và có tính răn đe....đảm bảo quy hoạch vừa thực hiện nhiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vụ đô thị hóa nông nghiệp nông thôn mới tốt nhất, tạo điều kiện đô thị hóa trong thực hiện quy hoạch.
Hai là, ở những khu vực khó khăn, nhà nước phải là bà đỡ để đảm bảo cho đầu
tư phát triển bền vững, việc lựa chọn hình thức đầu tư là cách làm thông minh, đúng đắn giúp dân vừa thu hút được đầu tư cho phát triển, vừa quản lý được môi trường, và các vấn đề xã hội. Thường xuyên đôn đốc, giám sát chặt chẽ và xử lý cương quyết đối với nhà thầu vi phạm chất lượng, vi phạm chậm tiến độ. Cần chú trọng hơn việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng. Kiểm tra nghiêm ngặt và dừng ngay công trình khi biện pháp thi công chưa đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên để việc đầu tư phát triển hội tụ các điều kiện thuận lợi ở những khu vực khó khăn, cần sự hỗ trợ từ vốn NSNN, cơ chế, thuế...
Ba là, kiện toàn và thành lập một Ban quản lý dự án chuyên nghiệp trên địa
bàn. Khi cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để quản lý chi phí đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Không cho phép điều chỉnh dự án đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định; Các dự án sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau nếu không có đầy đủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm trước.
Bốn là, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa. Mọi vấn đề liên
quan đến ngành, lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp giải quyết trên cơ sở Quy chế phối hợp được xây dựng giữa các phòng ban chuyên môn với các ngành. Xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo hướng các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải tự nghiêm túc thực hiện việc quản lý, giám sát lẫn nhau trong hoạt động. Quy định này tránh được rất nhiều phiền hà cho nhà đầu tư.
Năm là, phải có cơ quan kiểm tra chất lượng công trình xây dựng ngay khi từng
hạng mục được hoàn thành không phải chờ đến khi công trình bàn giao, hạn chế tối đa tệ ăn chia giữa thiết kế, thi công và giám sát. Song song với việc kiểm tra chất lượng công trình, cần có thêm kiểm toán kiểm tra từng hạng mục. Xử lý ngay những vấn đề khi mới phát sinh thì sẽ tiết kiệm được chi phí và phòng ngừa được những rủi ro.
Sáu là, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ban quản lý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
quy định của Nhà nước nên cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ một cách có hệ thống và quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý mới, vận hành công nghệ sản xuất tiên tiến. Thành lập bộ phận chuyên ngành đào tạo về quản lý dự án để đào tạo kỹ sư có chuyên sâu về công tác quản lý dự án, nâng cao năng lực quản lý dự án cho cán bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sâu đây:
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu trong thời gian vừa qua như thế nào?
- Những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu trong những năm qua là gì?
- Những giải pháp nào cần triển khai nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Để đạt được các nội dung của đề tài, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá các hiện tượng nghiên cứu một cách khách quan và phân tích sự vật trong mối quan hệ nhân quả, lô gíc và khoa học, gắn với điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lý số liệu từ các nguồn: thu thập, xử lý số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Đồng thời cũng thu thập số liệu thông qua mạng Internet.
Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu qua các báo cáo thường niên của Bộ Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu, UBND huyện Phong Thổ, từ đó chọn ra các số liệu tiêu biểu liên quan đến quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng, làm căn cứ đánh giá nhằm tăng cường quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu từ năm 2012 đến năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2.2.2. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề.
Trong luận văn phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạng các vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
b. Phương pháp so sánh
Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
c. Phương pháp chuyên khảo
Trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp chuyên khảo để đi sâu nghiên cứu điển hình về công tác quản lý nhà nước, nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý được sát hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện Phong Thổ nói riêng có cơ sở và hiệu quả.
d. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở các cấp và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Phong Thổ hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2.2.3. Xử lý số liệu
Sau khi đã tổng hợp, tác giả tiến hành xử lý trên các phần mềm chuyên dụng để xử lý, phân tích số liệu theo các nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng theo phân cấp đầu tư: Chỉ tiêu này nhằm đánh
giá năng lực tài chính của các dự án đầu tư, theo phân cấp nguồn vốn này được thể hiện như thế nào, chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, lợi ích của dự án.
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng theo lĩnh vực đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ
bản được phục vục cho nhiều lĩnh vực, qua chỉ tiêu này đánh giá được lĩnh vực nào cần được đầu tư xây dựng thiết thực nhất.
2.3.3. Công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch ảnh hưởng và tác động lớn đến hiệu
quả đầu tư xây dựng cơ bản, là chiến lược thực hiện trong thực tế.
2.3.4. Công tác kế hoạch hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng: đây là công tác kế hoạc
hóa, quản lý chi tiết các bước thực hiện dự án qua tính toán các nguồn vốn đầu tư.
2.3.5. Năng lực quản lý dự án đầu tư của các chủ đầu tư a. Công tác chuẩn bị đầu tư a. Công tác chuẩn bị đầu tư
b. Công tác thực hiện đầu tư
- Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định dự toán: đây là công tác đầu tiên khi bắt đầu thực hiện đầu tư
- Công tác lựa chọn tổ chức tư vấn - Công tác giải phóng mặt bằng - Công tác đấu thầu
- Công tác thi công, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu công việc, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
c. Công tác kết thúc đầu tư
- Công tác thanh quyết toán đầu tư: quyết toán về tài chính trong đầu tư - Công tác bảo trì, bảo dưỡng công trình: tu bổ, sửa chữa công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU
3.1. Khái quát về huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu
3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, có tọa độ địa lý: Nằm trong tọa độ địa lý từ 22o25’ đến 22o51’ vĩ độ bắc, 103o08’ đến 103o36’ kinh độ Đông, cách trung tâm Hà Nội 450 km.
Huyện Phong Thổ giáp ranh với các lãnh thổ liền kề:
- Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; - Phía Đông, Đông Nam tiếp giáp tỉnh Lào Cai;
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Tam Đường; - Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Sìn Hồ.
Diện tích đất tự nhiên là 102.924,5 ha; có đường biên giới dài 98,95 km trải dài trên địa bàn của 13/18 xã, thị trấn. Dân cư các xã biên giới chủ yếu là dân tộc ít người. Phong Thổ có vị trí địa lý thuận lợi do có đường biên giới dài và có tuyến đường quốc lộ 12, 4D và quốc lộ 100 đi qua, tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các địa phương lân cận trong nước và với Trung Quốc.
Hình 3.1: Vị trí huyện Phong Thổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phong Thổ có cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng nằm tại Km 0 Quốc lộ 12, cùng nhiều cửa khẩu tiểu ngạch (lối mở) khác. Đây là một trong những cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách KKTCK biên giới tại Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/20011; là một trong 09 cặp cửa khẩu được Chính phủ hai nước Việt – Trung thỏa thuận trong Hiệp định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền ký ngày 18/11/2009, tạo cơ hội thúc đẩy giao thương giữa hai quốc gia và phát triển KT-XH của huyện.Tạo ra cơ hội để thực hiện thuận lợi các hoạt động ĐTXDCB.
Phong Thổ có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là dịch vụ XNK; du lịch, là cầu nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; đồng thời là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, góp phần ổn định trong công tác ĐTXDCB.
3.1.2.Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện
3.1.2.1. Địa hình
Địa hình núi cao là phổ biến, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Địa hình được chia thành các vùng sau:
- Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 8 xã phía Bắc bao gồm: Sỉ Lờ Lầu,
Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Ly Chài, và xã Sin Súi Hồ, tổng diện tích 37.455,77 ha, chiếm 36,40% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện. Do đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía
Nam và Tây Nam của huyện, bao gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Ly Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,73 ha, chiếm 63,60% diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới người dân canh tác lúa nước.
3.1.2.2. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu trong khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân năm khoảng 19oC; tháng 6, 7 và 8 là những tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân đạt trên 21oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất có nhiệt độ bình quân xấp xỉ 13,5oC. Do đặc điểm địa hình nên chế độ nhiệt ở mỗi vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn, cụ thể:
- Vùng núi cao (độ cao trên 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm là dưới 6000oC, là vùng nhiệt độ khá thấp, có điều kiện phát triển các cây trồng ôn đới.
- Vùng núi trung bình (độ cao trên 1.500 và dưới 1.800 m): Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 6.000oC.
- Vùng thung lũng thấp: Tổng tích ôn trung bình năm khoảng trên 8.000oC; là vùng nhiệt độ cao, thích hợp cho phát triển nhiều vụ trong năm, nhất là lúa 2 vụ và các cây trồng nhiệt đới.
Chế độ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 1.900 giờ, tháng 4 có số giờ nắng cao nhất, nhiệt độ mặt đất đo được trên 200C.
Chế độ mưa
Phong Thổ là một trong những huyện có lượng mưa bình quân năm lớn nhất tỉnh Lai Châu. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng, đặc biệt là hệ cây ngắn ngày. Phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện (mùa mưa, lượng mưa