Công tác quản lý chất lượng dự án

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ) (Trang 87)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5.Công tác quản lý chất lượng dự án

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của tỉnh những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng kỹ, mỹ thuật một số công trình chưa được đảm bảo do các nguyên nhân sau:

Chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án, ban quản lý dự án kiêm nhiệm nhiều; việc thành lập ban quản lý dự án không tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Một dự án đầu tư đã được thiết kế tốt đến bao nhiêu mà trong quá trình thi công, chủ đầu tư không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm thì vẫn sẽ không xây dựng được một công trình có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu của thiết kế được duyệt. Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào các đối tượng sau:

Chủ đầu tư: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu.

- Tuyển chọn tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực để đảm nhận các công việc trong quá trình đầu tư.

- Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý dự án hoặc thành lập Ban quản lý Dự án để giúp chủ đầu tư quản lý dự án.

Ở huyện Phong Thổ, thời gian qua, trừ một số cơ quan có Ban quản lý Dự án (Ban QLDA) còn lại đa số là do các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, do đó đã có những tồn tại sau:

Chủ đầu tư khoán trắng công việc cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công. Có chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu thì chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu được những nét chung nhất.

Các chủ đầu tư không nắm được các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ do không có cán bộ nên chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà thầu.

Không kiểm soát được nhà thầu.

Trách nhiệm của nhà thầu: Trách nhiệm của nhà thầu được quy định tại mục 3 điều 46 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.

- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư tổ chức thiết kế và cơ quan giám định nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp;

- Vật liệu cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định;

- Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công.

Điều 43 của Nghị định trên cũng quy định: "Các Dự án có chủ đầu tư là DNNN hoặc cơ quan, tổ chức của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DNNN phải tổ chức đấu thầu theo Quy chế đấu thầu”.

Việc quản lý chất lượng thi công ở công trình chủ yếu do các nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện. Tuy nhiên do năng lực của nhiều nhà thầu tư vấn giám sát còn yếu nên Ban quản lý dự án phải phân công cán bộ phòng công trình cùng tham gia giám sát với vai trò là giám sát của Chủ đầu tư để giám sát việc thực hiện của cả đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát.

Công tác triển khai thi công ở công trường cơ bản tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Việc quản lý chất lượng được tiến hành từ khâu định vị, cắm tuyến đào móng công trình; các loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm định chất lượng, đặc biệt là các loại vật liệu khai thác tự nhiên như đất đắp, đá xây, đá dăm, cát, sỏi...; đối với các loại vật liệu mua trên thị trường như sắt thép, xi măng ... đề phải có nhãn mác và xuất xứ hàng hóa cụ thể, tuy nhiên Ban quản lý dự án vẫn chỉ đạo lấy mẫu để thí nghiệm và kiểm tra xác suất.

Công tác nghiệm thu được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục, thi công xong phần việc nào nghiệm thu đến đó, sau khi nghiệm thu giai đoạn xong mới tiến hành thi công phần việc tiếp theo, đặc biệt là đối với các phần việc hoặc hạng mục bị che khuất như hố móng, lớp lót bê tông, móng công trình...

Trong quá trình thi công được triển khai lấy mẫu và thí nghiệm theo đúng quy định đặc biệt là mẫu bê tông và đất đắp, đối với đất đắp lu lèn lớp dưới đến khi lấy mẫu thí nghiệm đảm bảo yêu cầu thiết kế mới cho thi công lớp trên tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Công trình nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu kỹ thuật công trình chỉ được thực hiện khi hạng mục hoặc công trình xây dựng xong, các thủ tục pháp lý như: nhật ký thi công, mẫu thí nghiệm, biên bản nghiệm thu giai đoạn ... đầy đủ, khi công trình xây dựng xong vận hành thử theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng mới tiến hành nghiệm thu kỹ thuật.

Nhìn chung công tác quản lý chất lượng xây dựng được tiến hành đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn bộc lộ một số vấn đề sau:

- Năng lực của một số nhà thầu yếu đặc biệt là nhân lực và trang thiết bị: Kỹ sư chỉ huy công trường được giao việc không đúng với ngành nghề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm thi công; máy móc thiết bị thiếu; các dụng cụ thí nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thiếu hoặc không có, mọi việc kiểm tra chất lượng đều phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn và đơn vị kiểm định độc lập nên chính bản thân một số nhà thầu không tự kiểm soát được chất lượng thi công của mình, có nhiều phần việc, nhiều hạng mục khi thi công xong phải phá rỡ làm lại sau khi có kết quả kiểm định của đơn vị tư vấn hoặc đơn vị kiểm định độc lập gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ công trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng lực của cán bộ tư vấn giám sát yếu, trách nhiệm chưa cao nên việc kiểm soát tiến độ và chất lượng của đơn vị thi công chưa tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình như: Công trình xây cầu dân sinh tại xã Nậm xe năm 2014, chất lượng cầu chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong đề án

- Việc xử lý các phát sinh, bổ sung ở nhiều công trình chưa kịp thời do cán bộ kỹ thuật của nhà thầu, cán bộ tư vấn giám sát và giám sát của Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, công tác lập các hồ sơ đề nghị bổ sung hoặc phát sinh chưa chặt chẽ, gây khó khăn và kéo dài thời gian trong việc trình duyệt điều chỉnh bổ sung: Dự Thủy lợi Nậm Xe xã Nậm Xe gói thầu xây lắp 01.

- Cán bộ giám sát của Ban quản lý dự án phần lớn tuổi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình độ không đều, bên cạnh đó trách nhiệm trước công việc của một số cán bộ còn chưa cao nên việc quản lý tư vấn giám sát và quản lý tiến độ, chất lượng thi công chưa chặt chẽ: Dự án Đường GTNT QL 4D - Tô - Y Phìn xã Lản Nhì Thàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Hệ thống báo cáo chất lượng, tiến độ từ công trường đến lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo ban được phân công phụ trách chưa thực hiện tốt hoặc báo cáo không trung thực nên nhiều công trường diễn ra tình trạng thi công kém chất lượng trong một thời gian dài mà lãnh đạo Ban không biết để uốn nắn xử lý kịp thời.

Do các công trình trải khắp trên địa bàn tỉnh, có tuyến thi công dài, phạm vi công trình rộng nên việc kiểm tra của Lãnh đạo Ban ở công trường chưa được nhiều, chưa sâu sát với thực tế và việc quản lý cán bộ Ban thực hiện nhiệm vụ tại công trình gặp nhiều khó khăn.

Việc quản lý chất lượng được phân công cụ thể như sau:

- Trưởng ban: Phụ trách chung, triển khai thực hiện công trình và làm việc với các cơ quan cấp trên, chính quyền các địa phương để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thi công công trình.

- Phòng quản lý công trình phụ trách thi công công trường. Kiểm tra điều kiện khởi công

Kiểm tra năng lực nhà thầu với hồ sơ dự thần và hợp đồng

Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt

Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu

Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình nhà thầu thi công

Những bất hợp lý về thiết kế yêu cầu nhà thầu tư vấn điều chỉnh

Tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định, kiểm tra tập hợp các tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng 3.3.6. Công tác quản lý tiến độ dự án

Các nhà thầu lập tiến độ thi công của từng hạng mục, từng phần việc và cả công trình, trình lãnh đạo Ban phê duyệt. Tuy nhiên do công trình nằm trên tuyến dài, hầu hết các công trình khi bàn giao tuyến thi công chưa có mặt bằng sạch bên cạnh đó chịu tác động nhiều của thời tiết nên tiến độ thực hiện thường không đúng với tiến độ được phê duyệt ban đầu nên phải điều chỉnh nhiều lần.

Bảng 3.9. Tiến độ thi công của một số dự án trên địa bàn huyện stt Tên dự án Tiến độ theo

kế hoạch Tiến độ thực thi Chậm tiến độ 1 Đường TT xã Huổi Luông Thị trấn giai đoạn II 1/2012-6/2013 1/2012-12/2013 6 tháng 2 Chợ trung tâm huyện Phong Thổ (giai đoạn 2) 12/2013- 12/2014 1/2014-12/2015 12 tháng 3 Dự án Đường GTNT QL 4D - Tô - Y Phìn xã Lản Nhì Thàng. 1/2014-1/2015 1/2014-6/2015 5 tháng

(Nguồn: Ban Quản lý dự án huyện Phong Thổ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Nguyên nhân khách quan:

+ Chưa giải phóng xong mặt bằng, thay đổi chế độ chính sách tiền lương, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo và chưa ổn định.

+ Các văn bản hướng dẫn dưới luật ban hành không kịp thời nên hướng dẫn các thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư còn lúng túng.

+ Đơn giá vật liệu trên thị trường trong thời điểm thi công có thay đổi tăng lên so với dự toán được duyệt.

+ Điều này làm cho các nhà thầu gặp nhiều khó khăn về tài chính và bị động về vật liệu, đồng thời phải điều chỉnh giá cho các nhà thầu nên làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đang thực hiện.

+ Các đơn vị thiếu công nhân và không chuẩn bị kịp thời vật liệu thi công theo tiến độ đã cam kết.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Các cán bộ được phân công giám sát đôn đốc đối với các nhà thầu tư vấn chưa làm tròn nhiệm vụ triệt để, công tác báo cáo còn thiếu tính chủ động, chậm trễ, các cán bộ quản lý dự án tại các ban quản lý dự án trong quá trình làm việc chưa có sự liên kết công việc trong mối quan hệ chung với các cấp ngành liên quan dẫn đến công tác thẩm định và trình duyệt bị ảnh hưởng làm chậm tiến độ dự án.

+ Sử dụng công cụ quản lý tiến độ chưa phù hợp. Những dự án mà công ty đang triển khai đa số là những dự án lớn, gồm rất nhiều công việc nhưng chưa thể hiện sự chặt chẽ mối liên hệ giữa các công việc, hơn nữa cũng không phản ánh cho người quản lý biết được những hoạt động quan trọng cần chú ý để đảm bảo tiến độ đề ra. Vì lẽ đó mà đây cũng là một lý do khiến công tác quản lý tiến độ tại Công ty còn nhiều hạn chế, dẫn tới sự chậm tiến độ của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công tác cập nhật thông tin, tài liệu các địa phương để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Với đặc điểm chung của các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện là có chiều dài lớn, đi qua nhiều khu dân cư, giao cắt với nhiều đường quốc lộ có lưu lượng xe và người qua lại lớn cả ngày đêm. Do vậy, việc đảm bảo giao thông là khá phức tạp, đòi hỏi phải được tổ chức một cách khoa học, đúng quy định để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Mặt khác, với tính chất xây dựng các công trình giao thông hạ tầng với điều kiện thi công và phương pháp thi công phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho các kỹ sư, công nhân tham gia xây dựng trên công trường.

Ngoài ra, với khối lượng thi công lớn, việc vận chuyển vật liệu xây dựng, phá dỡ và di chuyển phế thải ra khỏi công trình phải đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường khi đi qua các khu dân cư và trên đường quốc lộ.

Công tác quản lý an toàn và vệ sinh môi trường luôn được chú trọng tại các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

- Trong quá trình thi công luôn đòi hỏi các chủ đầu tư và các nhà thầu tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động, các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn như tiêu chuẩn TCVN5308-1991..

- Cử cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình thi công: Khi thi công mọi công nhân phải đảm bảo chuyên môn, được đào tạo về an toàn lao động và được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Tất cả các máy móc trong quá trình thi công đều được cán bộ phụ trách công trường theo dõi để tránh gây ra các tai nạn lao động. Lực lượng lái xe phải có tay nghề, những người không có nhiệm vụ không được tự ý trèo lên các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ) (Trang 87)