Sự nhìn nhận của xã hội

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1 Sự nhìn nhận của xã hội

Những người đồng tính ngay từ tuổi ấu thơ đã có thể bộc lộ dấu hiệu tình dục của mình qua những sở thích về đồ chơi. Con trai thích các thứ đồ chơi của con gái như búp bê; ngược lại, con gái thích các trò chơi như bóng đá, ô tô hay các đồ chơi chiến tranh. Dù có cấm đoán trẻ chơi những trò trái giới đó thì cũng không thể ngăn cản được sự phát triển của xu hướng tình dục này. Ngay ở tuổi dậy thì, xu hướng tình dục cá nhân chưa phải đã được khẳng định chắc chắn. Nhiều cậu con trai đồng tính luyến ái ở tuổi dậy thì vẫn có thể bắt chước các bạn cùng tuổi, tức là vẫn thích hôn các cô gái; và ý thức hay không có ý thức đều coi quan hệ giữa mình với một cô gái nào đó như là tình yêu vậy. Chỉ khi đã qua đi tuổi dậy thì, lúc này cậu ta mới phát hiện ra hoặc chịu thừa nhận rằng mình thích những người đồng giới.

Trước đây người ta cho rằng sự phát triển của xu hướng tình dục này chịu ảnh hưởng của các nhân tố giáo dục. Thậm chí chính những người đồng tính đã kết tội cha mẹ mình một cách oan uổng rằng, sở dĩ họ “mắc bệnh” là vì họ có một ông bố quá nghiêm khắc hoặc một bà mẹ khô khan tình cảm và đầy quyền hành trong nhà. Nhưng khi điều tra hoàn cảnh thực tế thì tính cách của cha mẹ họ có thể lại hoàn toàn trái ngược. Đồng tính luyến ái xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn ở đàn bà. Những người đồng tính nam này thường sinh hoạt tình dục dễ dãi, tùy tiện. Ngược lại, phụ nữ thường cố tìm kiếm để xây dựng một quan hệ ổn định. Nhu cầu về con cái ở phụ nữ lớn hơn đàn ông, vì vậy những người đồng tính nữ thường cố gắng sống với chồng để bảo vệ đứa con. Tất nhiên cuộc sống vợ chồng ấy không khi nào là hạnh phúc.

Những người bác bỏ hoàn toàn tồn tại sinh học và tồn tại xã hội của đồng tính còn cho rằng người đồng tính luyến ái là đồng tính luyến ái chỉ vì họ lựa chọn cho mình một lối sống như vậy. Những người khác, không hoàn toàn bác bỏ yếu tố sinh học hay xã hội của luyến ái đồng giới, nhưng cũng nói đến sự lựa chọn khuynh hướng tình dục ở mỗi con người là điều quyết định. Và sự lựa chọn đó có thể thay đổi. Chắc hẳn là mỗi một người đồng tính, trước định kiến xã hội, đều có ít nhất một lần phải đối mặt với chọn lựa, cho dù là có ý thức về điều đó hay không. Đó là vào lúc mà họ rơi vào trạng thái đồng tính lệch kỷ (ego-dystonic homosexuality), được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ định nghĩa là tình trạng của “những người mà quan tâm tính dục nguyên thủy của họ hướng về người cùng giới, nhưng hoặc bất an, hoặc xung đột, hoặc muốn thay đổi thiên hướng tính dục đó.”

Sự thực rất đáng buồn là những ngộ nhận về người đồng tính vẫn còn tồn tại rộng rãi và sâu sắc ở khắp nơi, một khúc mắc chưa bao giờ thực sự được giải quyết một cách triệt để, một tội lỗi, một sự xấu hổ nhục nhã mà người đồng tính bị bắt buộc phải chịu đựng bởi những người ghét bỏ, chống đối họ. Ngộ nhận thông thường nhất đối với đồng tính là cho rằng quan hệ tình cảm của những con người này bị thôi thúc thuần vì những ham muốn tình dục với người cùng giới. Quan niệm như vậy chẳng khác gì với việc cho rằng mục đích người dị

tính tìm đến nhau không ngoài vấn đề tình dục, vậy thì cũng không ai còn cần đến hôn nhân hay tình nghĩa gia đình, mà những dịch vụ tình dục và sinh đẻ cũng như nuôi dạy trẻ cũng có thể làm loài người hoàn toàn thỏa mãn. Ngược lại với cái nhìn trên, người đồng tính yêu nhau không với mục tiêu tình dục, nếu cho rằng mục đích duy nhất và “đúng đắn” nhất của tình dục là để sinh sản. Nếu chỉ đi theo tiếng gọi của tình dục như một bản năng thiên nhiên trong mỗi con người là để sinh sản thì họ sẽ đi tìm người khác giới để tha hồ thỏa mãn lạc thú. Cái thôi thúc mãnh liệt đưa họ vào những mối quan hệ mật thiết và gần gũi âu yếm nhất là sự bí mật mà loài người vẫn luôn ca tụng và băn khoăn tìm kiếm: “Tình yêu”. Có thể nói đó là một bản năng khác, mạnh mẽ không kém bản năng tình dục, mà họ chỉ có thể thể hiện được cùng với người đồng giới; và tình dục có được ở những người đồng tính lại là cái luôn đến sau, đó là lòng khao khát được hòa nhập hoặc chia sẻ trọn vẹn với người mình yêu cả lí trí và tâm hồn. Lúc ấy, tình yêu sẽ tương đối được thỏa mãn. Không khoảng cách nào giữa đôi bên, họ sẽ an tâm với cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có những cặp đồng tính, cũng giống như những cặp dị tính khác, một khi cảm thấy an toàn trong tình yêu tìm thấy đã chung sống lâu dài cho đến già, hạnh phúc của họ không đặt nặng lên vấn đề tình dục mà là sự chia sẻ mọi niềm vui hay công việc khác trong cuộc đời.

Tình dục của người đồng tính, như thế, là một thứ tình dục đã được tiết chế và chỉ dành cho tình yêu. Tuy có những trường hợp người đồng tính phóng túng trong việc tìm kiếm những cảm giác thân xác, họ không phải là đại diện của những người đồng tính. Một ngộ nhận khác: người đồng tính là những kẻ yếu đuối và dễ bị đàn áp. Thực tế, họ là những con người dũng cảm và hiền lành nhất. Đó là những người đàn ông cương quyết không sử dụng đàn bà như nô lệ và phương tiện truyền giống. Đó là những người đàn bà độc lập và kiên cường không chịu lệ thuộc, phụ thuộc và làm gánh nặng cho đàn ông. Họ có thể bị bạo hành nhưng vẫn không bạo động. Họ không có một thái độ hay hành động thù ghét nào đối với những kẻ đàn áp man rợ lên sự sống mình. Mọi cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng của họ đều đã và đang được thực hiện một cách có nhân tính, khác hẳn với thái độ của những kẻ đối lập mù quáng.

Những tồn tại trên thế giới và tại Việt nam về quan hệ đồng tính là điều không thể phủ nhận, phần lớn là sự kỳ thị của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của chính những người đồng tính rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những người không phải là người đồng tính và xã hội nói chung. Giới trẻ đồng tính rất có thể mang tâm trạng hoang mang, cô độc. Điều này có thể dẫn đến nguy hiểm. Chúng có thể sa sút tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, thậm chí mang ý định tự sát. Vì không được xã hội công nhận người đồng tính thường giấu mình. Và vì lí do sợ xã hội kỳ thị nhiều người đồng tính nam đã lập gia đình với phụ nữ và sinh con tuy nhiên họ không cảm thấy hạnh phúc và gây đau khổ cho vợ mình.

Người đồng tính nam và đồng tính nữ vẫn đang chịu sự kỳ thị của xã hội, coi đó là sự suy đồi về đạo đức. Nhóm người này đang phải chịu những lời lẽ xúc phạm ám chỉ như kẻ rối loạn tâm lý, “pê đê”, “bóng” kèm theo một thái độ coi thường như là nhóm tội phạm. Nghiên cứu năm 2009, của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cho thấy, 90% người đồng tính nam cảm thấy xã

hội có thái độ tiêu cực với họ, 20% người đã mất bạn, 15% bị gia đình rầy la, gần 7% mất việc làm, hơn 4% bị đánh70…

Khi phát hiện con đồng tính, nhiều bậc cha mẹ đã không bình tĩnh lắng nghe mà chỉ la mắng, áp đặt tạo áp lực làm con cái ức chế, bế tắc. Trong 400 người được hỏi chỉ có 30 người khi biết con mình bị đồng tính sẽ cảm thấy bình thường và ủng hộ tình cảm của con mình; có đến 271 cảm thấy sốc nhưng sẽ tìm hiểu về vấn đề này để chia sẻ với con; 74 người đưa con đi bác sĩ để chữa bệnh với mong muốn con mình sẽ trở lại giới tính bình thường, 4 người cảm thấy tủi nhục nhưng im lặng chịu đựng; 20 người không đưa ra ý kiến và 1 người cảm thấy xấu hổ, xem đó là bệnh hoạn.

Do hiểu biết khác nhau nên thái độ của xã hội đối với người đồng tính là khác nhau. Có 252 người trên 400 người được hỏi cho rằng “đồng tính không phải là bệnh nên không thể chữa được”; 79 người cho rằng đồng tính là bệnh và có thể chữa được; 69 người còn lại cho đồng tính là bệnh nhưng không thể chữa được. Khi được hỏi đồng tính có lây không thì có 89 người cho rằng đồng tính tiếp xúc lâu ngày có thể bị lây, 311 người khẳng định đồng tính không lây. Xem biểu đồ.

1. Tiếp xúc với người đồng tính sẽ bị đồng tính giống họ 2. Tiếp xúc với người đồng tính không bị đồng tính giống họ

Khi được hỏi bạn sẽ có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với người đồng tính 370 trên 400 người nói sẽ đối xử bình thường; 7 người cảm thấy thương hại; 5 người có thái độ kì thị; 18 người đưa ra ý kiến khác trong đó họ cảm thấy

70 Tham luận của ông Huỳnh Minh Thảo, cán bộ Trung tâm về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (ICS) tại Hội thảo “Xu hướng tình dục- Vẻ đẹp của sự đa dạng” ngày 1 tháng 8 năm 2012

77,25%

22,25%

1 2

tò mò, ngại tiếp xúc hay không phân biệt đối xử nhưng cảm thấy không thể bình thường được. Một câu hỏi nhìn nhận chung là người đồng tính có xấu không, có 372 người cho rằng không vì họ cũng là người bình thường, 28 người còn lại cho rằng người đồng tính xấu vì có những hành vi và thái độ không như người bình thường, ẻo lã, khác người và ghê tởm.

Thông qua cuộc điều tra người viết không chỉ thu được đáp án từ những câu hỏi trong phiếu điều tra mà còn biết được thái độ của mọi người khi tiếp cận với hai từ: “đồng tính”, thật sự mọi người rất ngại tham gia các cuộc điều tra như thế này, thông thường thì họ không thích tham gia vào các cuộc điều tra xã hội học nhưng mặt khác khi nhìn thấy từ “đồng tính” họ cảm thấy ngại và không muốn tiếp xúc. Tuy đối tượng được hướng đến để điều tra số đông là sinh viên, học sinh – thành phần có học thức trong xã hội, nhưng hiểu biết của họ về đồng tính thì thật sự chưa nhiều. Họ ngại vì sợ trả lời câu hỏi thì có người sẽ cho họ là đồng tính, số khác không muốn dính líu gì hay đề cập đến vấn đề đồng tính.

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)