0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Trên Thế Giới

Một phần của tài liệu QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

5. Kết cấu đề tài

2.2.1.2 Trên Thế Giới

Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001. Sau đó 10 quốc gia khác (Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy , Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina và Đan Mạch) và năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô Mexico (Thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Ở 16 quốc gia khác, những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau.

Ở Hà Lan, pháp luật nước này ghi nhận quyền được nhận con nuôi của cả hai người đồng tính và các cặp vợ đồng tính với quan điểm nhìn nhận rằng: “nếu là con người như nhau, người đồng tính phải được thụ hưởng quy định pháp luật dân sự cùng tình trạng như dị tính”. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1998, các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ có thể đăng kí quan hệ đối tác và đạt được tất cả các quyền, đặc quyền và nghĩa vụ của hôn nhân, ngoại trừ quyền chấp nhận. Nghị viện Hà Lan đã chỉ thị cho chính phủ để chuẩn bị cho phép người đồng tính kết hôn theo quy định của pháp luật. Điều này cho phép đăng kí quan hệ đối tác đồng tính nam và đồng tính nữ khắp Hà Lan. Tuy nhiên, có lo ngại rằng các bên thứ ba (ví dụ như các công ty bảo hiểm) có thể không được buộc phải thừa nhận các đăng ký này là tương đương với hôn nhân. Nội các Hà Lan bổ nhiệm một ủy ban độc lập với các chuyên gia để nghiên cứu tình hình. Ngày 12 tháng 9 năm 2000, Hạ viện đã thông qua một dự luật sẽ cho phép công

dân Hà Lan, những người có liên quan đến mối quan hệ đồng tính kết hôn, bao gồm cả con nuôi và ly dị. Đồng tính nam và đồng tính nữ không phải là công dân, nhưng những người có giấy phép cư trú ở trong nước, cũng sẽ được phép kết hôn. Những cặp vợ chồng đã có quan hệ đối tác đã đăng ký với chính phủ sẽ có thể chuyển đổi chúng sang những cuộc hôn nhân chính thức. Các cặp kết hôn đồng tính sẽ đạt được tất cả các quyền và đặc quyền của các cặp vợ chồng khác giới tính ngoại trừ: họ sẽ không được phép nhận con nuôi từ nước ngoài vì rắc rối về mặt pháp lý với các quốc gia không cho phép người đồng tính kết hôn. Ban đầu, chỉ có một số ít quốc gia vùng Scandinavia và châu Âu sẽ công nhận hôn nhân đồng giới từ Hà Lan. Tháng 12 năm 2000, Quốc hội đã thông qua hai dự án luật đã được Quốc hội thông qua trước đó đến tháng 4 năm 2001 thì có hiêu lực61. Hôn nhân và nhận con nuôi ở Hà Lan trở nên cởi mở cho cả hai cặp vợ chồng dị tính và đồng tính. Sau đó các quốc gia khác trong đó có Bỉ, pháp luật cho phép những người có cùng giới tính xác lập quan hệ hôn nhân với nhau, ngày 30 tháng 01 năm 2003 Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính. Pháp luật cho phép bất cứ cặp đồng tính nào kết hôn ở Bỉ không phân biệt quốc tịch của họ miễn là một trong số họ đã sống ở Bỉ trong ít nhất ba tháng. Tất cả các quyền theo luật của một cuộc hôn nhân dị tính là như nhau trong hôn nhân đồng tính (thuế, tài sản, pháp luật thừa kế và thủ tục li dị) - không có ngoại lệ. Một cặp vợ chồng đồng tính cũng có thể nhận nuôi con nuôi. Cũng như các cuộc hôn nhân dị tính, hôn nhân có thể xảy ra miễn là hai bên đạt đến 18 tuổi.

Tây Ban Nha là nước thứ ba công nhận hôn nhân đồng tính, các cặp đồng tính cũng được nuôi con nuôi, tuy nhiên vẫn còn có những khác biệt giữa các cuộc hôn nhân đồng tính và dị tính. Để khắc phục điều này, pháp luật quy định cho phép thụ tinh trong ống nghiệm đối với các cặp đồng tính nữ để có con.

Mặc dù Hà Lan được xem là nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính hợp pháp, nhưng đám cưới đồng tính đã diễn ra ở Canada trước khi pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính ở Hà Lan. Các cặp vợ chồng tham gia là Kevin và Joe Varnell Bourassa; và Anne và Elaine Vautour. Hai cặp vợ chồng đã có một lễ kết hôn vào ngày 14 tháng 1 năm 2001 tại Metropolitan Community Church of Toronto. Hôn nhân của cả hai cặp vợ chồng đã được ghi nhận của chính phủ sau tiếng nói từ phía công đoàn của họ. Tuy nhiên một quan chức tối cao đã từ chối thừa nhận tính hợp pháp của cuộc hôn nhân đồng tính này. Sau đó một cuộc chiến pháp lí đã diễn ra, ngày 12 tháng 7 năm 2002, một toà án phán quyết rằng các cuộc hôn nhân trên được pháp luật công nhận. Quyết định này đã được khẳng định tại Toà án cấp phúc thẩm Ontario vào ngày 10 tháng 6 năm 2003. Toà án cấp phúc thẩm xét thấy việc loại trừ hôn nhân đồng tính là không hợp hiến pháp. Quyết định này đã không bị kháng cáo bởi chính phủ Ontario, và được ghi nhận như các cặp vợ chồng “đã được chính thức công nhận quan hệ vào ngày 14 tháng 01 năm 2001”, sự kiện này được xem như cột

61

mốc đánh dấu sự ghi nhận hôn nhân đồng tính. Năm 2004 hôn nhân đồng tính chính thức được ghi nhận trong hiến pháp nước này. Toà án buộc chính phủ liên bang Canada ban hành pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính. Cơ quan lập pháp cuối cùng đã hệ thống hoá các định nghĩa của hôn nhân dân sự và sửa đổi trong Luật Dân hôn nhân. Luật này được Hoàng gia phê chuẩn và trở thành luật vào ngày 20 tháng 7 năm 2005. Nam Phi ghi nhận hôn nhân đồng tính, cho rằng nếu cấm sẽ vi phạm hiến pháp bảo lãnh của mình về quyền bình đẳng, hôn nhân đồng tính ở Nam Phi đã chính thức ghi nhận trong luật vào ngày 30 tháng 11 năm 2006. Ngoài ra còn có các quốc gia khác chấp nhận hôn nhân đồng tính như: Na Uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentia.

Tại Hoa Kì, có tiểu bang cho phép hôn thú giữa hai người cùng giới tính như (Masachusetts, Lowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô của Mexico cũng cho phép hôn nhân đồng giới nhưng đây còn là một vấn đề đang gây tranh luận và chưa được pháp luật nước này thừa nhận. Ở 16 quốc gia khác, những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau62. Tại Pháp, tuy luật chưa công nhận hôn nhân đồng giới giữa những người cùng giới tính nhưng Luật ngày 15 tháng 11 năm 1999 cho phép hai người đồng tính được lập một bản điều ước liên kết dân sự (PACS) để sống chung với nhau như vợ chồng.

Cụ thể trên thế giới có thể nhận thấy, tình trạng hôn nhân đồng giới như sau: hợp pháp ở vài vùng: Hoa Kì (Lowa,…); công nhận nhưng chưa cho phép: Pháp, Israel,…; kết hợp dân sự và đăng kí cặp đôi: Czech, Đan Mạch, Đức, Anh,…; công nhận ở vài vùng: Vitoria (Úc), Mexico ( tại thủ đô),…; sống chung không đăng kí: Áo, Colombia, Croatia, Úc; đang tranh luận: Philippines, Thuỵ Sĩ, Nêpa,… kết hợp dân sự và tranh luận về đăng kí cặp đôi: Brazil, Chile, Cuba…

Các quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính còn ít so với tổng số các quốc gia trên thế giói. Điều này nói lên rằng xu hướng chung của thế giới thì hôn nhân đồng tính chưa bao giờ được ủng hộ. Những quốc gia ghi nhận trong luật pháp của nước mình cho phép kết hôn đồng giới, bởi quan điểm cho rằng tôn trọng quyền tự do lựa chọn hạnh phúc cá nhân. Và đều dựa trên quyền chung của con người, bình đẳng trước pháp luật và mục đích bình thường hoá mối quan hệ. Đa phần các quốc gia còn lại chọn giải pháp cấm hoặc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính, là do hoàn cảnh xã hội các nước này chưa thể chấp nhận, vẫn còn thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính, bởi dựa trên quan điểm việc “hôn nhân” là sự kết hợp giữa một nam và môt nữ. Các lí do khác phải kể đến là sự tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân đồng giới, vấn đề con cái, nền tảng văn hoá, tôn giáo, truyền thống và chủ nghĩa dị tính luyến ái. Khi các nhà làm luật quy định về chấp nhận hôn

62http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%93ng_gi%E1%BB%9 Bi

nhân đồng tính thì tất yếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến trật tự xã hội, sự phản đối của một số bộ phận trong xã hội.

Sự nhìn nhận về hôn nhân đồng tính dƣới góc độ pháp lý

Không có thông tin

Đồng tính luyến ái hợp pháp

Hôn nhân đồng giới

Các dạng kết đôi khác (hoặc đăng ký sống chung)

Công nhận hôn nhân đồng giới của tiểu bang/nước khác

Không công nhận cặp đôi đồng giới

Đồng tính luyến ái bất hợp pháp Tội nhẹ Tội nặng Tù chung thân Tử hình

Người viết có làm một cuộc điều tra xã hội học về thái độ của xã hội đối với người đồng tính, cuộc điều tra trên 400 người, đối tượng chủ yếu là sinh viên, học sinh. Trong đó có câu hỏi về hiện tượng kết hôn đồng tính hiện nay. Có 260 người trên 400 người được hỏi không phản đối việc kết hôn đồng tính, nhưng vẫn thấy không hợp với thuần phong mĩ tục; 98 người cho rằng ai cũng cần có tình yêu và hạnh phúc; 36 người không chấp nhận việc kết hôn đồng tính với quan điểm hôn nhân chỉ là việc của hai người khác giới; 6 người còn lại đưa ra ý kiến khác, không nằm trong đáp án có sẵn của phiếu điều tra, có người cho rằng đó là việc của những người đồng tính với nhau không liên quan tới họ, có người thì không chấp nhận việc kết hôn đồng tính không phải bởi quan niệm xã hội mà nghĩ rằng pháp luật không cho kết hôn nên không đồng ý. Dưới đây là biểu đồ cụ thể.

Suy nghĩ của xã hội về hôn nhân đồng tính

1 Không chấp nhận được, kết hôn chỉ là việc của hai người khác giới 2 Ủng hộ, ai cũng cần có tình yêu và hạnh phúc.

3 Không phản đối, nhưng vẫn thấy không hợp với thuần phong mĩ tục. 4 Ý kiến khác

Khi được hỏi về suy nghĩ của mình nếu như pháp luật Việt Nam công nhận hôn nhân đồng tính thì có 112 người trong số 400 người không đồng tình; 91 người cảm thấy sao cũng được vì không liên quan đến họ; có 151 người ủng hộ hôn nhân đồng tính; 46 người còn lại không đưa ra ý kiến hoặc có ý kiến khác với đáp án có sẵn trong phiếu điều tra: họ không có ý kiến nhưng sợ việc

9% 24,5% 1,5% 65% 1 2 3 4

kết hôn đồng tính sẽ trở thành trào lưu và không hợp thuần phong mĩ tục, có người thì cho rằng chưa phải lúc để được pháp luật chấp nhận, người khác lại cho rằng không bao giờ pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính.

Thái độ của xã hội khi pháp luật Việt Nam công nhận hôn nhân đồng tính

1. Tất nhiên là không đồng tình. 2. Sao cũng được không liên quan 3. Ủng hộ

4. Ý kiến khác

Tuy xã hội phát triển nhìn nhận cũng như hiểu biết của xã hội về người đồng tính có cởi mở hơn nhưng thực tế xã hội vẫn chưa thể hoàn toàn chấp nhận hôn nhân đồng tính, vẫn có cái nhìn định kiến và người đồng tính phần nào vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

Một phần của tài liệu QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 32 -37 )

×