5. Kết cấu đề tài
2.4.2.4 Giáo dục về tình dục đồng tính
Đa số những người đồng tính có nhận thức rất sai lệch hoặc thiếu hiểu biết về tác hại của tình dục không an toàn. Có nhiều lí do trong đó có lí do tình dục đồng giới không được phổ biến, quan hệ tình dục của những người đồng tính không bị pháp luật nghiêm cấm nhưng cũng ít được nói đến, thường là lén lút. Dẫn đến tình trạng những người đồng tính thiếu kiến thức chỉ làm theo bản năng mà không hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn của quan hệ này. Rất ít người đồng tính nhận thức được nguy cơ lây nhiễm nhưng cũng không có biện pháp để ngăn chặn do thiếu hiểu biết và một số nguyên nhân khách quan khác. Có thể do ngần ngại sự kì thị của xã hội mà những người đồng tính ít sử dụng các dịch vụ sức khoẻ công cộng. Khi mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục họ thường tự mua thuốc sử dụng. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, cũng nhưng những bệnh truyền nhiễm khác do quan hệ tình dục trong cộng đồng những người đồng tính, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về tình dục an toàn cho những người đồng tính. Việc giáo dục về tình dục đồng tính tất nhiên có những trở ngại vì không nhiều người thừa nhận mình là người đồng tính để tham gia vào những chương trình này. Thiết nghĩ các tổ chức bảo vệ người đồng tính nên làm việc này, ngoài ra những chương trình giáo dục về tình dục và tình dục đồng tính nên được lồng ghép vào nhau để cả cộng đồng được tham gia, như vậy những người đồng tính sẽ không ngại tham gia nếu muốn che giấu giới tính của mình.
KẾT LUẬN
Sự thật đáng buồn là những ngộ nhận về người đồng tính vẫn còn tồn tại rộng rãi và sâu sắc ở khắp mọi nơi. Có những ngộ nhận đầy thành kiến đối với người đồng tính vì chưa hiểu, nhưng cũng có những ngộ nhận vì không muốn hiểu. Phần lớn những người đồng tính vẫn chưa công khai sống cuộc đời họ muốn sống. Vì những nhận thức chưa đúng đắn mà người đồng tính bị trù dập trong môi trường học tập hay làm việc vẫn đang rất phổ biến. Những sự mỉa mai, tránh né, phê phán hay thương hại của gia đình và xã hội cũng là sự thương tổn rất nặng nề cho lòng tự trọng và làm mất đi sự tin tưởng về giá trị công lý bình đẳng giữa người đối với người. Về mặt pháp lý pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng. Cơ bản thì người đồng tính được pháp luật bảo vệ như tất cả những người dị tính. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, việc đưa ra quy định cấm chỉ phát huy tác dụng của điều luật khi khung cảnh diễn ra cả hai người cùng giới tính đi đăng kí kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định cấm không có giá trị khi họ quyết định sống chung và thực tế xã hội tồn tại mối quan hệ chung sống này, thậm chí còn tổ chức lễ cưới. Điều này vô hình chung, nhà làm luật để sự tồn tại mối quan hệ trong sự lỏng lẻo trong khung cảnh chung của luật. Trước yêu cầu này, đòi hỏi nhà làm luật phải thể hiện rõ quan điểm của mình, dựa trên những quy chuẩn chung của khoa học pháp lý về quyền con người trong xu thế toàn cầu hoá, xem xét vấn đề đặt trên nền văn hoá nước nhà, các vấn đề liên quan sao cho tương thích với điều kiện xã hội. Bản thân người viết cho rằng, việc cho phép hôn nhân đồng tính là việc cần làm nhưng trong tình hình hiện nay khi mà nhận thức của xã hội về người đồng tính chưa được tích cực thì trước mắt nên công nhận cho những cặp đôi đồng tính được sống chung trong một “kết hợp dân sự”.
Quyền con người (nhân quyền) là sự kết tinh của văn minh nhân loại, đồng thời mang đậm tính nhân văn cao quý, đúng như tên gọi của nó. Quyền con người, trước hết là quyền của mỗi cá nhân được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ những quyền cơ bản nhất, phổ quát nhất, đặc biệt đối với những người “yếu thế” trong xã hội. Được sống đúng với bản chất của chính mình là quyền cơ bản nhất của mỗi người. Còn với những người đồng tính, đó là khát vọng là mơ ước. Họ chỉ mong được sống cuộc sống bình thường, được mọi người công nhận về giới tính thực sự của mình. Những người đồng tính là những người không may mắn trong cuộc sống nhưng họ cũng là con người như biết bao người khác, cũng cần yêu thương và hạnh phúc, họ không đáng bị kì thị và phân biệt đối xử. Ngoài những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người của người đồng tính cần có thêm những quy định chế tài đối với hành vi phân biệt đối xử, kì thị của những người khác đối với họ. Mặc khác chính sự chưa hiểu biết “thế nào là đồng tính” ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ của xã hội đối với người đồng tính cho nên cần nâng cao nhận thức xã hội về người đồng tính, chỉ khi đó quyền của người đồng tính mới được đảm bảo một cách trọn vẹn nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: Văn bản pháp luật trong nƣớc:
1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992
5. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 6. Bộ Quốc triều hình luật
7. Bộ luật Gia Long
8. Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
9. Bộ luật Lao động 2002, sửa đổi bổ sung năm 2005, 2006, 2007 10.Bộ luật Dân sự 2005
11.Luật hôn nhân và gia đình 2000 12.Luật bầu cử Đại biểu quốc hội 2001
13.Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
14. Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 5 tháng 8 năm 2008 về xác định lại giới tính
15.Thông tư của bộ y tế số 29/2010/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 5 tháng 8 năm 2008 về xác định lại giới tính
Văn bản pháp luật nƣớc ngoài:
16.Bộ luật dân sự Pháp
17.Hiến chương của Liên hiệp quốc 1945 18.Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948 19.Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776
20.Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 21.Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
22.Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966
II. GIÁO TRÌNH:
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia năm 2009
III. SÁCH VÀ TẠP CHÍ:
1. Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998
2. Phạm Ngọc Anh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005
4. Tường Duy Kiên, Quốc hội Việt Nam với việc đảm bảo quyền con người, Nxb Tư pháp, 2006
5. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Viện Nhà nước và Pháp luật số 12 năm 2010
6. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Viện Nhà nước và Pháp luật số 5 năm 2009
IV. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
1. http://www.religioustolerance.org/ 2. http://vi.wikipedia.org/ 3. http://www.kinseyinstitute.org/ 4. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/dec_independence.html 5. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Lists/Nghin%20cu%20trao%20i/View_Detai l.aspx?ItemID=2321 6. http://abcnews.go.com/Politics/story?id=7883204&page=1#.UKZuyuS UP_A 7. http://ngoisao.net/tin-tuc/tam-tinh/2009/02/choang-vi-thay-canh-dong- tinh-113234/ 8. http://www.tuonglaicentre.org/tintucbp/detail/86-Doanh-nhan-Huynh- Minh-Thao-muc-tieu-cong-viec-phai-gan-voi-loi-ich-chung-cua-cong- dong 9. http://vietbao.vn/Van-hoa/Bui-Anh-Tan-khon-kho-vi-Mot-the-gioi- khong-co-dan-ba/10787097/181/ 10.http://danong.com/articles/tin-tuc/xa-hoi/25969-bi-an-doi-song-cua-the- gioi-dong-tinh-nam.html 11.http://clip.vn/watch/Ung-xu-khi-con-dong-tinh,OQ-F?fm=se 12.http://www.asianlabrys.com/forum/index.php?showtopic=16147 13.http://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_n o=IV-3&chapter=4&lang=en 14.http://www.baomoi.com/Nguoi-dong-tinh-va-tinh-yeu-dong- gioi/139/8245337.epi 15.http://giadinh.net.vn/20090305074824576p0c1005/nhung-giot-nuoc- mat-ben-le-mot-tinh-yeu-dong-tinh.htm 16.http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/78783/kho-tin-nguoi-me-chap-nhan- con-dong-tinh.html 17.http://kienthuc.net.vn/channel/5421/201209/Con-dong-tinh-bi-cha-me- cat-toctrat-toi-bam-len-nguoi-1848206/ 18.http://www.bacsigiadinh.com/2392/Ky-thi-day-nguoi-dong-tinh-vao-con- duong-mai-dam.aspx
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
THÁI ĐỘ CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
I. Thông tin chung về ngƣời đƣợc hỏi:
Họ và tên: ……… Năm sinh:………...Giới tính: Nam/Nữ Nghề nghiệp:……… Địa chỉ: ……… Số điện thoại:... Email:………...
II. Bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào ý kiến mà bạn cho là phù hợp
Câu 1: Theo bạn đồng tính có phải là bệnh không? Nếu là bệnh thì có thể chữa đƣợc không?
A. Đồng tính không phải bệnh nên không thể chữa được. B. Đồng tính là bệnh và có thể chữa được.
C. Đồng tính là bệnh nhưng không thể chữa được.
Câu 2: Theo bạn tiếp xúc nhiều với ngƣời đồng tính có bị đồng tính giống họ không (đồng tính có lây không)?
A. Có B. Không
Nguyên nhân: ………... ……… ………
Câu 3: Theo cách nhìn nhận của bạn thì ngƣời đồng tính có xấu không?
A. Có B. Không
Nguyên nhân: ………... ……… ………
Câu 4: Bạn sẽ có thái độ nhƣ thế nào khi tiếp xúc với ngƣời đồng tính?
A. Kì thị B. Đối xử bình thường C. Thương hại D. Ý kiến khác: ……….... ……… ………
Câu 5: Khi phát hiện bạn của mình là ngƣời đồng tính bạn sẽ làm gì?
A. Vẫn giữ mối quan hệ bình thường, động viên, giúp đỡ bạn B. Cảm thấy khinh bỉ và ghê sợ.
C. Im lặng nhưng từ từ xa lánh, không muốn chơi với bạn đó nữa.
D. Ý kiến khác ……….... ……… ………
Câu 6: Nếu bạn là cha mẹ mà biết con mình là ngƣời đồng tính bạn sẽ làm gì?
A. Cảm thấy xấu hổ, xem đó là bệnh hoạn.
B. Cảm thấy tủi nhục, nhưng câm lặng chịu đựng. C. Sốc, nhưng tìm hiểu về vấn đề này để chia sẻ với con D. Cảm thấy bình thường, ủng hộ tình cảm của con mình
E. Đưa con đi bác sĩ để chữa trị với mong muốn con mình trở lại giới tính bình thường
F. Ý kiến khác ……….... ……… ………
Câu 7: Theo bạn trong xã hội hiện nay quyền của ngƣời đồng tính có đƣợc đảm bảo nhƣ những ngƣời dị tính không?
A. Có B. Không
C. Nguyên nhân: ………... ……… ………
Câu 8: Gần đây, Ở Việt Nam thƣờng có những đám cƣới đồng tính, bạn nghĩ sao về việc này?
A. Không chấp nhận được, kết hôn chỉ là việc của hai người khác giới B. Ủng hộ, ai cũng cần có tình yêu và hạnh phúc.
C. Không phản đối, nhưng vẫn thấy không hợp với thuần phong mĩ tục. E. D.Ý kiến khác ………... ……… ………
Câu 9: Bạn nghĩ sao nếu pháp luật Việt Nam công nhận hôn nhân đồng tính?
A.Tất nhiên là không đồng tình. B.Sao cũng được không liên quan C.Ủng hộ
D.Ý kiến khác ... ... ...
Câu 10: Bạn có thể cho biết một số suy nghĩ của bạn về ngƣời đồng tính?
………... ...……… ………
Câu 11: Bạn có ý kiến gì để bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời đồng tính?
……… ……… ………
Phụ lục 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
THÁI ĐỘ CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH
Kết quả điều tra trên 400 người, được cụ thể thành các biểu đồ, đơn vị của biểu đồ là người.
Câu 1: Theo bạn đồng tính có phải là bệnh không? Nếu là bệnh thì có thể chữa đƣợc không?
1. Đồng tính không phải bệnh nên không thể chữa được. 2. Đồng tính là bệnh và có thể chữa được.
3. Đồng tính là bệnh nhưng không thể chữa được.
Câu 2: Theo bạn tiếp xúc nhiều với ngƣời đồng tính có bị đồng tính giống họ không (đồng tính có lây không)?
1. Có 2. Không CÂU 1 252 79 69 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 CÂU 1 CÂU 2 89 311 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 CÂU 2
Câu 3: Theo cách nhìn nhận của bạn thì ngƣời đồng tính có xấu không?
1. Có 2. Không
Câu 4: Bạn sẽ có thái độ nhƣ thế nào khi tiếp xúc với ngƣời đồng tính?
1. Kì thị 2. Đối xử bình thường 3. Thương hại 4. Ý kiến khác CÂU 3 28 372 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 CÂU 3 CÂU 4 5 370 7 18 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 CÂU 4
Câu 5: Khi phát hiện bạn của mình là ngƣời đồng tính bạn sẽ làm gì?
1. Vẫn giữ mối quan hệ bình thường, động viên, giúp đỡ bạn 2. Cảm thấy khinh bỉ và ghê sợ.
3. Im lặng nhưng từ từ xa lánh, không muốn chơi với bạn đó nữa. 4. Ý kiến khác
Câu 6: Nếu bạn là cha mẹ mà biết con mình là ngƣời đồng tính bạn sẽ làm gì?
1. Cảm thấy xấu hổ, xem đó là bệnh hoạn.
2. Cảm thấy tủi nhục, nhưng câm lặng chịu đựng. 3. Sốc, nhưng tìm hiểu về vấn đề này để chia sẻ với con 4. Cảm thấy bình thường, ủng hộ tình cảm của con mình
5. Đưa con đi bác sĩ để chữa trị với mong muốn con mình trở lại giới tính bình thường 6. Ý kiến khác CÂU 5 377 0 18 5 0 100 200 300 400 1 2 3 4 CÂU 5 CÂU 6 1 4 271 30 74 20 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 CÂU 6
Câu 7: Theo bạn trong xã hội hiện nay quyền của ngƣời đồng tính có đƣợc đảm bảo nhƣ những ngƣời dị tính không?
1. Có 2. Không
Câu 8: Gần đây, Ở Việt Nam thƣờng có những đám cƣới đồng tính, bạn nghĩ sao về việc này?
1. Không chấp nhận được, kết hôn chỉ là việc của hai người khác giới 2. Ủng hộ, ai cũng cần có tình yêu và hạnh phúc.
3. Không phản đối, nhưng vẫn thấy không hợp với thuần phong mĩ tục. 4.Ý kiến khác CÂU 7 150 250 0 50 100 150 200 250 300 1 2 Series1 CÂU 8 36 98 260 6 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 Series1
Câu 9: Bạn nghĩ sao nếu pháp luật Việt Nam công nhận hôn nhân đồng tính?
1.Tất nhiên là không đồng tình. 2.Sao cũng được không liên quan 3.Ủng hộ 4.Ý kiến khác CÂU 9 112 91 151 46 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 2 3 4 Series1