Người đồng tính được chung sống với nhau theo quy định của pháp

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 47 - 48)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2.1 Người đồng tính được chung sống với nhau theo quy định của pháp

của pháp luật

Hiện nay, có nhiều ý kiến theo khuynh hướng mong muốn xã hội có cách nhìn nhận thông cảm và thừa nhận quan hệ đồng tính, lý do là quyền tự do cá nhân ngày càng được tôn trọng, sự phân biệt đối xử phải được đẩy lùi và chấp nhận hôn nhân đồng giới thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Việc chấp nhận hôn nhân đồng giới phải được xây dựng trên nhiều cơ sở khác nhau, từ nhiều góc độ khoa học, xã hội và quan điểm pháp lý sao cho mọi lập luận từ việc không chấp nhận hôn nhân đồng tính điều bị triệt tiêu. Trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những định kiến đối với người đồng tính. Quan niệm về hôn nhân trong tư tưởng của người Việt Nam từ bao đời nay là sự kết hợp giữa người nam và người nữ, hôn nhân là để duy trì nòi giống. Việc chấp nhận cho hôn nhân đồng tính sẽ có rất nhiều hệ lụy. Tuy nhiên không cho những người đồng tính kết hôn buộc họ phải sống trong vở bọc đẩy họ đến việc kết hôn với những người mà họ ít bị hấp dẫn, để có được một cuộc hôn nhân như người dị tính nhưng quan hệ xác thịt không mặn mà và do đó dẫn đến đời sống vợ chồng không như mong muốn, không đem lại hạnh phúc cho cả hai, dẫn đến li hôn và những tồn tại sau đó. Cũng nên nhìn nhận khi chấp nhận hôn nhân đồng tính và chấp nhận cho họ

73 Đồng tính luyến ái và những hệ luỵ, nhà xuất bản Thanh Hoá, 2006

74

nuôi con nuôi đồng nghĩa với đứa trẻ không được sống trong môi trường tối ưu để phát triển toàn diện giống như những đứa trẻ trong những gia đình dị tính.

Như đã đề cập ở góc độ y học thì sự tồn tại của những cá nhân đồng tính là điều hiển nhiên và không thể phủ nhận. Vì lẽ đó những người đồng tính không bắt buộc phải giống với những người dị tính, họ có khuynh hướng tình dục riêng không giống với số đa số còn lại của xã hội là những người dị tính, nhưng không vì thế mà họ bị kì thị hay đối xử khác đi. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Nếu không có sự kì thị thì đã đến lúc nhân loại cần đặt câu hỏi cho việc có nên kết hôn đồng tính hay không. Bản thân người viết ủng hộ việc không phân biệt giới tính để bảo vệ quyền con người của người đồng tính nhưng trong điều hiện hiện nay của Việt Nam thì việc công nhận hôn nhân đồng tính không phải điều dễ dàng. Phải vượt qua những định kiến xã hội, và quan niệm của mọi người về hôn nhân, phần đông dân số là người dị tính, nếu pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính mà số đông không ủng hộ thì không hợp lòng dân, nhưng nếu không công nhận thì chẳng khác nào không quan tâm đến thiểu số những người không may mắn trong xã hội. Đây là một vấn đế nan giải, như trong cuộc điều tra xã hội học đã nói ở trên xã hội đã nhìn thoáng hơn về người đồng tính, họ cũng không phản đối việc kết hôn đồng tính nhưng thấy không hợp với thuần phong mĩ tục. Cho nên việc cần làm trước mắt không phải là công nhận hôn nhân đồng tính ngay lập tức. Việc thay đổi ý thức xã hội không phải là việc làm trong một sớm một chiều mà đó là việc lâu dài và cần nhiều công sức của những người có hiểu biết, những người có trách nhiệm.

Trong thực tế hiện nay quan hệ chung sống của các cá nhân đồng tính là có thực, và họ có thể cùng nhau giao kết những hợp đồng, hay trong quá trình sống chúng xảy ra mâu thuẫn thì giải quyết như thế nào, vấn đề này luật còn bỏ ngõ. Theo người viết nên ghi nhận mối quan hệ của họ là “kết hợp dân sự” và cũng được đăng kí thay gì đăng kí kết hôn, hai bên sẽ bị ràng buộc về những quyền và nghĩa vụ pháp lí. Khi đó những người đồng tính sẽ công khai sống đúng với giới tính của mình và cống hiến hết mình cho xã hội. Dần dần thì mọi người sẽ quen với “kết hợp dân sự” làm nền tảng để dễ dàng chấp nhận hôn nhân đồng tính. Và cũng từ những quy định của kết hợp dân sự có thể đúc kết được những kinh nghiệm để nhà làm luật đưa ra quy định về kết hôn đồng tính được cụ thể và hoàn chỉnh hơn. Góp phần xoá bỏ khoảng cách về quyền giữa người dị tính và người đồng tính.

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)