5. Kết cấu đề tài
2.2 Theo quyền con ngƣời
Quyền của những người đồng tính (đồng tính nam - gay; đồng tính nữ - lesbian); người lưỡng tính (bisexual); người chuyển giới (transgender) thường được gọi chung là quyền của LBGT (LBGT rights)55
.
Những người ủng hộ quyền của LBGT đã lập những tổ chức và phát động phong trào mang tính chất toàn cầu để vận động cho việc thừa nhận và pháp điển hoá các quyền được kết hôn giữa những người đồng tính; quyền của các cặp đồng tính được nhận nuôi con nuôi và hơn hết là quyền không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới tính của họ. Không chỉ giới hạn ở phạm vi pháp luật quốc gia, phong trào vận động cho các quyền của LBGT còn mở cuộc vận động các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực và thành công khi nhận được sự ủng hộ của Liên Minh châu Âu và tổ chức các nước châu Mĩ. Họ cũng trình lên Liên Hợp quốc một dự thảo Tuyên bố của Liên hợp quốc về định hướng tình dục và sự đồng giới (the United Nations Declaration on Sexual Orientation and Gender Identity) vào ngày 18 tháng 12 năm 2008. Nội dung dự thảo Tuyên bố lên án những hành vi bạo lực, quấy rối, phân biệt đối xử, loại trừ, kì thị, định kiến, sự giết hại, hành quyết, tra tấn, bắt giữ tuỳ tiện và tước bỏ các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá dựa trên định hướng tình dục và sự đồng giới. Dự thảo tuyên bố này nhận được sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu và được xem là một bước đột phá mới trên lĩnh vực quyền con người trên Diễn đàn Liên hợp quốc, tuy nhiên nó bị phản đối bởi một số quốc gia, trong đó đặc biệt là các nước thuộc khối Ả-rập và Va-ti-căng. Những quốc gia này cho rằng việc pháp điển hoá hôn nhân và các quan hệ dân sự đồng giới có thể làm tổn hại đến đức tin của các tôn giáo cũng như đến các giá trị đạo đức và quan hệ xã hội56.