Trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4 Trong lĩnh vực lao động

“Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”51. Quy định của pháp luật mang đến sự bình đẳng cho mọi người để được làm việc và đem lại thu nhập cho mình bất luận người đó thuộc giới tính nào. Luật chỉ quy định về độ tuổi của người lao động và người sử dụng lao động: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động”52. Luật không có bất cứ quy định nào phân biệt giữa người đồng tính và người dị tính, tất cả đều bình đẳng như nhau. Pháp luật tạo điều kiện ngang nhau để mỗi cá nhân được cống hiến cho xã hội bằng sức lao động chân chính của mình dù đó là người thuộc giới tính nào đi nữa. Luật không cấm những người đồng tính làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào, có nghĩa là cơ hội việc làm của người đồng tính và người dị tính là ngang. Đây là quy định tiến bộ thể hiện sự bình đẳng nhưng thực tế là vấn đề cần xem xét kỹ hơn, liệu họ có được bình đẳng lựa chọn nghề nghiệp của mình khi công khai giới tính thật hay không lại nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 196653 mà Việt Nam là thành viên thì “mọi

48 Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

49

Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49. Việt Nam gia nhập vào ngày 24/9/1982)

50 Điều 14, Côngước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

51 Điều 5, Bộ luật lao động 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007

52 Điều 6 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007

53 Được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 3/01/1976, căn cứ theo Điều 27.Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982

người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình54”. Điều này có nghĩa là ai cũng có quyền tham gia công đoàn, không phân biệt giới tính.

Một phần của tài liệu quyền con người của người đồng tính trong pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)