5. Kết cấu đề tài
2.2.1 Quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Theo quy định của pháp luật thì mọi người đều bình đẳng, và trong các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng không có văn bản nào quy định phân biệt đối xử giữa người đồng tính và người dị tính. Thái độ kì thị hay phân biệt đối xử là thái độ xã hội, luật không thể điều chỉnh được. Tuy nhiên quyền con người của người đồng tính vẫn còn ít nhiều hạn chế so với quyền của những người dị tính, đặc biệt là trong lĩnh lực hôn nhân và gia đình, nên người viết sẽ tập trung nói nhiều đến lĩnh vực này.
2.2.1.1 Ở Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, pháp luật hiện hành không chấp nhận hôn nhân đồng giới, thể hiện quan điểm rõ ràng, luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định
54 Điều 8, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966
55 Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia năm 2009
56
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”57 và “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”58. Theo quy định trên, pháp luật chỉ công nhận hôn nhân dị tính, giữa một nam và một nữ, không chấp nhận hôn nhân đồng giới, cho rằng xã hội xuất hiện những cặp đôi đồng tính chung sống như vợ chồng là không phù hơp với thuần phong mĩ tục và chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam59. Quyền được kết hôn là một trong những quyền cơ bản và tự nhiên nhất mà xã hội cũng như bất kì nhà nước nào đều phải thừa nhận “quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận”60. Cá nhân sinh ra không chỉ được sống trong sự phát triển đầy đủ về vật chất và tinh thần, mà phải được hưởng hạnh phúc thiêng liêng sống chung với người mình yêu thương thông qua sự kiện trọng đại là kết hôn. Tất cả mọi cá nhân đều có quyền hưởng được hạnh phúc thiêng liêng đó trong cuộc đời mình, tuy nhiên trong xã hội vẫn còn những người không may mắn có được hạnh phúc ấy. Đó là những người đồng tính. Xã hội dường như thuộc về số đông, pháp luật thể hiện ý chí của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội gắn liền với nhìn nhận kết hôn là chuyện của một người nam và một người nữ. Mọi người đã quen với cách nhìn nhận đó, sự kết hợp khác biệt giữa nam và nam hay nữ và nữ sẽ bị xem là khác thường, khó chấp nhận được. Chính suy nghĩ của phần đông cá nhân tạo nên sức ép với phần ít cá nhân làm cho khuynh hướng kết hợp này trở nên sai lệch trong mắt mọi người. Điều này thật không công bằng, khi mà phần đông cá nhân được sống trong hạnh phúc trong khi họ đâu biết đồng loại của mình chỉ vì khuynh hướng tình dục khác họ mà không hưởng được hạnh phúc mà họ cần được có. Điều này cho thấy xã hội còn tồn tại cái nhìn kì thị đối với người đồng tính, điều này đi ngược lại nguyên tắc chung của quyền con người. Trong xã hội cá nhân đều bình đẳng và tự do như nhau. Pháp luật luôn luôn nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử. Các quy định này được ghi nhận trong các văn bản quốc tế về quyền con người cũng như pháp luật quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cũng như mọi cá nhân khác, người đồng tính cũng cần phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng.
Tình dục và những vấn đề xung quanh nó vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm với xã hội phương Đông. Tuy nhiên, theo yêu cầu của xã hội, chúng ta cần học cách mở rộng tầm quan sát và chấp nhận những điều khác biệt, vì bản thân mỗi cá thể là duy nhất, không ai giống ai. Nói về sự đa dạng trong khuynh hướng tình dục, chúng ta tìm được nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Ngoài đồng tính, dị tính và song tính luyến ái, loài người còn có các khuynh hướng như vô tính
57
Khoản 2 điều 8, luật Hôn nhân và gia đình 2000
58 Khoản 5 điều 10, luật Hôn nhân và gia đình 2000
59 Luật quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Trên thực tế xảy ra mối quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính, luật quy định phạt hành chính đối với hành vi này, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng (Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 Điều 8 khoản 1 điểm e) và buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân (điều 8 khoản 2). Hành vi bị chế tài với điều kiện là các cặp đôi này tiến hành đăng kí kết hôn dẫn đến trái pháp luật. Nếu các đương sự không kết hôn mà chỉ chung sống thì luật không điều chỉnh được.
60
(không bị hấp dẫn bởi phái nào), toàn tính luyến ái (yêu một ai đó không cần biết tới giới tính của họ), yêu động vật hoặc yêu một vật thể nào đó. Chúng ta không nên tìm cách giới hạn những định nghĩa mới trong khuynh hướng tình dục mà phải chấp nhận sự thật rằng con người đang sống trong một thế giới đa màu và mỗi cá thể hoàn toàn có thể đem lại một điều gì đó mới mẻ cho hệ thống xã hội này.
Việt Nam là một quốc gia phương Đông. Nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, tư tưởng Nho giáo. Ngoài ra còn có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài,… Ước tính, Việt Nam hiện nay có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, có khoảng 20 triệu tín đồ của sáu tôn giáo đang hoạt động bình thường ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể: phật giáo gần 10 triệu tín đồ; Thiên chúa giáo 5,5 triệu tín đồ, Cao Đài 2,5 triệu tính đồ, Phật giáo Hoà hảo 1,3 triệu tín đồ; Đạo Tin lành khoảng 1 triệu tín đồ; Hồi giáo hơn 60 nghìn tín đồ;… Tất cả tôn giáo đều không chấp nhận hôn nhân đồng tính, Cái nhìn của phần đông các tôn giáo đã tạo nên khung cảnh xã hội Việt Nam, vô hình chung trở thành chuẩn mực đạo đức của xã hội, quan hệ đồng tính được xem là trái với các chuẩn mực, truyền thống đạo đức nên không được chấp nhận.
Có thể thấy rằng, trước đây xã hội tồn tại những nếp sống tư tưởng cũ kỹ, dường như mọi góc nhìn đối với người đồng tính là thiếu thiện cảm, họ luôn bị xem là có lối sống thác loạn, bệnh hoạn… gần đây vấn đề này được xã hội nhìn nhận với cái nhìn thiện cảm hơn.