KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 95 - 98)

1. Kết luận

1.1 Dậy thì chính thức

- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi đã DTCT của nam là 29,2% và nữ là 77,88%.

- Tuổi xuất tinh lần đầu của học sinh nam trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum là 11,68 ± 10 tháng tuổi. Tuổi có kinh lần đầu của học sinh nữ là 11,26 ± 5 tháng tuổi.

1.2. Chỉ số hình thái

- Chiều cao đứng ở tuổi 11 của học sinh nam là 145,77 ± 0,72 cm, nữ là 150,61± 0,57 cm. Ở 12 tuổi, chiều cao của nam là 155,24 ± 0,87 cm, nữ là 153,44 ± 0,63 cm. Ở 13 tuổi, chiều cao của nam là 159,68 ± 0,88 cm, nữ là 154,44 ± 0,54 cm. Ở 14 tuổi, chiều cao của nam là 166,08 ± 0,77 cm, nữ là 157,84 ± 0,85 cm.

- Cân nặng ở tuổi 11 của học sinh nam là 40,51 ± 0,81kg, nữ là 41,58± 0,68 kg. Ở 12 tuổi, cân nặng của nam là 47,39 ± 0,89 kg, nữ là 44,03 ± 0,72 kg. Ở 13 tuổi, cân nặng của nam là 51,71 ± 0,95 kg, nữ là 45,77 ± 0,67 kg. Ở 14 tuổi, cân nặng của nam là 54,68 ± 1,15 kg, nữ là 48,02 ± 0,92 kg.

- VNTB ở tuổi 11 của học sinh nam là 70,67 ± 0,72 cm, nữ là 74,27 ± 0,63cm. Ở 12 tuổi, VNTB của nam là 75,58 ± 0,74 cm, của nữ là 76,33 ± 0,62 cm. Ở 13 tuổi, VNTB của nam là 77,64 ± 0,77 cm, của nữ là 80,73 ± 0,65 cm. Ở 14 tuổi, VNTB của nam là 80,24 ± 0,76 cm của nữ là 80,14 ± 0,92 cm.

Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh lứa tuổi 11-14 trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khác nhau, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm, có sự khác biệt giữa nam và nữ. Chủ yếu mức tăng của nữ chậm hơn nam.

1.3. Đánh giá tình trạng thể lực học sinh

- BMI ở tuổi 11 của học sinh nam là 18,95 ± 0,28 kg/m2, nữ là 18,29 ± 0,25 kg/m2. Ở 12 tuổi, BMI của nam là 19,61 ± 0,30 kg/m2, nữ là 18,64± 0,24 kg/m2. Ở 13 tuổi, BMI của nam là 20,24 ± 0,31 kg/m2, nữ là 19,16 ± 0,23 kg/m2. Ở 14 tuổi, BMI của nam là 19,76 ± kg/m2 nữ là 19,27± 0,3 kg/m2. BMI của các lứa tuổi đều có sự khác biệt ở cả nam và nữ. BMI của học sinh nam là 19,64 ± 0,15 kg/m2 và của nữ là 18,84 ± 0,13 kg/m2 thuộc nhóm thể trạng bình thƣờng.

- Pignet ở tuổi 11 của học sinh nam là 34,60 ± 1,10; nữ là 34,76 ± 1,08. Ở 12 tuổi, của nam là 32,27 ± 1,24; nữ là 33,09 ± 1,05. Ở 13 tuổi, Pignet của nam là 30,33 ± 1,36; nữ là 27,95± 1,04. Ở 14 tuổi, Pignet của nam là 31,16 ± 1,38; nữ là 29,69 ± 1,62. Pignet của các lứa tuổi đều có sự khác biệt ở cả nam và nữ. Pignet của học sinh nam là 32,09 ± 0,64 và của nữ là 31,37 ± 0,6 thuộc nhóm khỏe.

- Có 8,64% trẻ có thể trạng thừa cân - béo phì. - Có 42,98% trẻ có thể trạng cân nặng thấp - gầy,. - Có 20,11% trẻ thuộc nhóm sức khỏe yếu - rất yếu.

BMI và Pignet của học sinh có sự khác nhau giữa các lứa tuổi và giới tính. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ cần đƣợc quan tâm đúng mực để có thể trạng và sức khỏe tốt hơn.

1.4. Mối quan hệ giữa tuổi dậy thì và một số chỉ số hình thái

- Chiều cao đứng của học sinh nam đã DTCT từ 11-14 tuổi là 157,95 cm; ở nhóm chƣa DTCT 155,86 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ đã DTCT từ 11-14 tuổi là 155,19 cm; ở nhóm chƣa DTCT là 152,56 cm. Nhóm chƣa DTCT có chiều cao đứng thấp hơn nhóm đã DTCT.

- Cân nặng của học sinh nam đã DTCT từ 11-14 tuổi là 52,02 kg; ở nhóm chƣa DTCT là 47,91 kg. Cân nặng của học sinh nữ đã DTCT từ 11-14

tuổi là 45,91 kg; ở nhóm chƣa DTCT là 44,41 kg. Nhóm đã DTCT có nặng hơn nhóm chƣa DTCT.

- VNTB đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là các nhà nghiên cứu giáo dục và thể chất. VNTB của học sinh nam đã DTCT từ 11-14 tuổi là 78,39 cm; ở nhóm chƣa DTCT là 75,55 cm; VNTB của học sinh nữ đã DTCT từ 11-14 tuổi là 78,95 cm; ở nhóm chƣa DTCT là 77,38 cm. Nhóm đã DTCT có VNTB lớn hơn nhóm chƣa DTCT.

2. Đề nghị

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị: - Lứa tuổi 11 hoặc sớm hơn của học sinh THCS nói chung và học sinh trƣờng Liên Việt Kon Tum nói riêng là lứa tuổi bắt đầu bƣớc vào giai đoạn dậy thì hoặc có thể đã trãi qua dậy thì chính thức, vì thế các thầy cô giáo cần chú ý đến tâm sinh lý của các em, trang bị cho các em những kiến thức về tuổi dậy thì để các em phát triển toàn diện hơn và phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề dinh dƣỡng và lối sống sinh hoạt của trẻ nhiều hơn.

- Các chỉ số về hình thái, thể lực phụ thuộc vào môi trƣờng và điều kiện sống, vì vậy cần đƣợc nghiên cứu thƣờng xuyên có nhƣ vậy mới đem lại kết quả tốt để dựa vào đó đƣa ra các giải pháp về chế độ dinh dƣỡng, tập luyện thể thao, giáo dục,… để nâng cao khả năng học tập cho các em, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì (giai đoạn mà trẻ cần phát triển cả về lƣợng và chất).

- Cần tiến hành hƣớng nghiên cứu trên ở nhiều lứa tuổi khác nhau và trên diện rộng tại tỉnh Kon Tum, góp phần xây dựng chuẩn giá trị sinh học con ngƣời Kon Tum. Đây sẽ là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức hoạch định chiến lƣợc chăm sóc con ngƣời nhằm nâng cao tầm vóc ngƣời Việt Nam và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 95 - 98)