Vòng ngực trung bình của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 69 - 79)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

VNTB của học sinh nam và nữ trong cùng một lứa tuổi không giống nhau. Kết quả đƣợc minh họa qua bảng 3.14:

Bảng 3.14. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính Giới tính n Tuổi 11 101 12 88 13 69 14 50 TB

Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Bảng 3.14 và Hình 3.18 cho thấy, từ 11 đến 14 tuổi, VNTB của học sinh nam tăng từ 70,67 cm lên 80,24 cm, mỗi năm tăng trung bình là 3,19 cm và của nữ từ 74,27 cm lên 80,14 cm, mỗi năm tăng trung bình là 1,96 cm.

(p<0,05). VNTB ở cả 2 giới không đáng kể, (p > 0,05).

Chúng tôi tiến hành so sánh VNTB của học sinh THCS Liên Việt Kon Tum với các kết quả nghiên cứu khác. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.15:

Bảng 3.15. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh nam và nữ so với các nghiên cứu khác

Năm 1975 1991 2012 2012 2013 2015 2015

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh nam so với các nghiên cứu khác

Bảng 3.15 và Hình 3.19; 3.20 cho thấy: VNTB học sinh nam và nữ lứa tuổi THCS của trƣờng Liên Việt Kon Tum so với nghiên cứu của HSSH, Đào Huy Khuê lớn hơn rõ rệt, khi so với các nghiên cứu của Hoàng Thị Mai Hoa, Nguyễn Ngọc Thùy, Nguyễn Hoàng Sơn, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Thu Hiền và cs, Nguyễn Thị Thanh Hƣơng và Huỳnh Văn Chúng thì VNTB học sinh lớn hơn nhƣng không đáng kể.

Hình 3.20. Biểu đồ so sánh vòng ngực trung bình của học sinh nữ so với các nghiên cứu khác

Lấy trung bình cộng các nghiên cứu 8 năm gần đây của các tác giả khác: 8 năm gần đây của các tác giả khác: Hoàng Thị Mai Hoa (2012), Nguyễn Ngọc Thùy (2012), Hoàng Thị Thu (2015), Nguyễn Thị Thu Hiền và cs (2015), Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2015), Huỳnh Văn Chúng (2016) và kết quả nghiên cứu của chúng tôi so sánh với HSSH (1975), kết quả đƣợc trình bày qua bảng 3.16 :

Bảng 3.16. Đánh giá sự khác biệt vòng ngực trung bình (cm) của học sinh nam và nữ nhóm 2012 – 2020 so với HSSH 1975

Giới tính

Nam

Nữ

Bảng 3.16 và Hình 3.21 cho thấy: VNTB của học sinh nam liên tục tăng. VNTB của học sinh nam trong HSSH tăng từ 61,79 cm lên 67,2 cm, mỗi năm tăng trung bình 1,8 cm . VNTB của học sinh nam nhóm 2012-2020 tăng từ 65,14 cm lên 73,37 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,74 cm. VNTB của học sinh nam nhóm 2012-2020 lớn hơn VNTB trong HSSH ở tất cả các lứa tuổi. VNTB của học sinh nam tuổi từ 11-14 nhóm 2012-2020 sau hơn 40 năm so với HSSH có sự khác biệt đáng kể. Độ chênh lệch VNTB của học sinh nam sau hơn 40 năm là 5,17 cm.

66,43 cm, mỗi năm tăng trung 1,94 cm. VNTB của học sinh nữ nhóm 2012- 2020 tăng từ 64,98 cm lên 73,27 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,76 cm. VNTB của học sinh nữ tuổi từ 11-14 nhóm 2012-2020 sau hơn 40 năm so với

HSSH có sự khác biệt đáng kể. Độ chênh lệch VNTB của học sinh nữ sau hơn 40 năm là cao hơn 5,76 cm.

Hình 3.21. Biểu đồ so sánh sự khác biệt vòng ngực trung bình của học sinh nam nhóm 2012-2020 so với HSSH 1975

Hình 3.22. Biểu đồ so sánh sự khác biệt vòng ngực trung bình của học sinh nữ nhóm 2012-2020 so với HSSH 1975

Nhƣ vậy, VNTB của nam và nữ học sinh lứa tuổi 11-14 sau hơn 40 năm đều tăng rõ rệt qua từng năm.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái của học sinh THCS khá phong phú. Mặc dù, các kết quả nghiên cứu về các chỉ số này trong các công trình nghiên cứu có chênh lệch không nhiều nhƣng đều có sự

khác biệt rõ rệt ở từng lứa tuổi và theo giới tính.

Chiều cao đứng trung bình của học sinh nam năm 11 tuổi là 145,77 cm, năm 14 tuổi là 166,08; mỗi năm tăng trung bình 6,77 cm; chỉ số này tƣơng ứng với nữ là 150,61 cm và 157,84 cm; mỗi năm tăng trung bình 2,41 cm. Chiều cao đứng của nữ tăng hàng năm thấp hơn của nam. Chiều cao đứng giữa nam nữ có sự khác biệt. Tốc độ tăng chiều cao của nam lớn hơn của nữ. Năm 11 tuổi nữ cao hơn nam nhƣng đến năm 12, 13, 14 tuổi nữ lại thấp hơn nam. Hiện tƣợng này có thể liên quan tới thời điểm dậy thì của nam muộn hơn của nữ. Nữ dậy thì sớm hơn nên ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng chiều cao. Sự tăng trƣởng chiều cao đứng do sự phát triển của hệ xƣơng, đặc biệt là các xƣơng dài chi phối [18]. Chiều cao đứng thay đổi theo tuổi, theo giới tính, theo chủng tộc và chịu ảnh hƣởng nhiều của điều kiện dinh dƣỡng, kinh tế - xã hội [39].

Cân nặng là chỉ số đƣợc dùng để đánh giá về dinh dƣỡng - thể lực của con ngƣời sớm nhất và phổ biến nhất. Cân nặng trung bình của học sinh nam 11 tuổi là 40,51 kg, 14 tuổi là 54,68 kg, mỗi năm tăng là 4,73 kg, chỉ số này tƣơng ứng ở nữ là 41,58 kg và 48,02 kg, mỗi năm tăng là 2,15 kg. Chỉ số cân nặng đƣợc sử dụng nhƣ thƣớc đo yếu tố dinh dƣỡng và đƣợc xem là tiêu chuẩn đánh giá suy dinh dƣỡng của cơ thể. Cân nặng cũng nhƣ chiều cao liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội và chịu ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng cũng nhƣ tình trạng sức khỏe của cơ thể.

VNTB là một chỉ tiêu đại diện cho kích thƣớc các vòng và thể hiện phần nào sự phát triển về chiều ngang. VNTB của học sinh nam năm 11 tuổi là 70,67 cm, năm 14 tuổi là 80,24 cm, mỗi năm tăng 3,19 cm; chỉ số này tƣơng ứng với nữ là 74,27 cm và 80,14 m, mỗi năm tăng 1,96 cm. VNTB của nữ tăng hàng năm thấp hơn của nam. VNTB của nam và nữ sự khác biệt

Sau hơn 40 năm, chiều cao, cân nặng và VNTB của học sinh THCS ở cả 4 lứa tuổi đều có cao hơn rõ rệt khi so với cùng độ tuổi trong nghiên cứu

HSSH. Thực tế, chiều cao, cân nặng và VNTB của lứa tuổi 11-14 trong HSSH chính là tầm vóc những trẻ đƣợc sinh và nuôi dƣỡng trong khoảng thời gian 1955 - 1972, thời điểm này nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, các chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ chƣa đƣợc triển khai nhiều. Với các nghiên cứu mới đây dùng trong đề tài này, học sinh lứa tuổi 11-14 đƣợc sinh ra trong khoảng từ năm 1998-2008 và đƣợc nuôi dƣỡng trong khoảng thời gian từ 1999 đến nay, thời điểm nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển mạnh, các chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ đƣợc chú trọng, vấn đề phát triển thể chất của trẻ dần đƣợc quan tâm. Theo Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự cho rằng có quy luật gia tăng về chiều cao ở ngƣời Việt Nam là cứ 20 năm tăng khoảng 4 cm, nhƣng theo kết quả nghiên cứu trong luận văn này thì sau hơn 40 năm chiều cao của học sinh đã tăng 12,91 cm, điều này có thể khẳng định hơn về ảnh hƣởng của môi trƣờng và chất lƣợng cuộc sống đến sự phát triển của trẻ [2], [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w