Cân nặng của học sinh theo tuổi dậy thì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 89 - 92)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4.2.Cân nặng của học sinh theo tuổi dậy thì

Kết quả nghiên cứu cân nặng của 630 em học sinh nam và nữ trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum theo 2 nhóm đã DTCT và chƣa DTCT, đƣợc thể hiện ở bảng 3.23:

Bảng 3.23. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi dậy thì Giới Tuổi tính 11 12 NAM 13 14 TB 11 12 NỮ 13 14 TB

Số liệu Bảng 3.23 cho thấy: cân nặng của học sinh nam và nữ ở cả 2 nhóm đã DTCT và chƣa DTCT đều tăng dần theo mỗi năm. Nhƣng mức tăng là không đều nhau ở các nhóm và các lứa tuổi.

Hình 3.33. Biểu đồ thể hiện cân nặng của

Hình 3.33 còn cho thấy: cân nặng của học sinh nam đã DTCT tăng từ 48,50 kg lên 55,44 kg, trung bình mỗi năm tăng 2,31kg, còn học sinh nam chƣa DTCT thì tăng từ 40,34 đến 53,33 kg, trung bình mỗi năm tăng 4,33 kg. Tốc độ

tăng cân của học sinh nam chƣa DTCT qua các năm tuy cao nhƣ đƣờng cong tăng trƣởng vẫn thấp hơn học sinh nam đã DTCT ở tuổi từ 11-14 tuổi. Sự sai khác về cân nặng ở nhóm đã DTCT và nhóm chƣa DTCT của học sinh nam không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Hình 3.34 cho thấy: cân nặng của học sinh nữ đã DTCT tăng từ 44,41kg lên 47,92 kg, trung bình mỗi năm tăng 1,17 kg, còn học sinh nữ chƣa DTCT thì tăng từ 39,01 kg đến 53,00 kg, trung bình mỗi năm tăng 4,66 kg. Ở tuổi 11, 12, 14 sự chênh lệch về cân nặng trung bình của của học sinh nữ ở 2 nhóm đã DTCT và chƣa DTCT là có sự chênh lệch đáng kể và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở tuổi 13 cân nặng nhóm đã DTCT và nhóm chƣa DTCT không có chênh lệch đáng kể (sự sai khác không có ý nghĩa thống kê) (p> 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 89 - 92)