So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì với các tác giả khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 38 - 49)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.3.So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì với các tác giả khác

3.1.3.1. So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh nam với các tác giả khác

Khi so sánh tỷ lệ đã DTCT của học sinh nam trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác, chúng tôi thấy có sự khác biệt. Kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4:

Bảng 3.4. Tỉ lệ (%) tuổi dậy thì chính thức của học sinh nam so với nghiên cứu khác Nội Tuổi 11 12 13 14

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ dậy thì chính thức của học sinh nam so với các nghiên cứu khác

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4 và quan sát Hình 3.4 cho thấy: thời điểm xuất tinh lần đầu ở học sinh nam thuộc các địa bàn khác nhau không giống nhau và thậm chí là ở các năm khảo sát khác nhau cũng cho tuổi DTCT của học sinh nam là khác nhau. Hiện tƣợng xuất tinh lần đầu ở học sinh nam lúc 11 tuổi ở Bình Dƣơng năm 2015 là 10,61; và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum năm 2020 là 1,98%. Tuổi 12, tỷ lệ xuất tinh lần đầu trong những năm 1995-1999 ở Hà Nội là 1,92 % [7]; trƣờng THCS Minh Trí – Hà nội năm 2012 là 6,32 % [38]; Bình Dƣơng năm 2015 là 14,29% [14]; và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 10,23%. Tuổi 13, tỷ lệ học sinh nam xuất tinh lần đầu vào những năm 1995-1999 ở Hà Nội là 12,39 %; Thái Bình 0,94

% [7]; Hà Tây 1,20 % [7]; trƣờng THCS Minh Trí năm 2012 là 18,51 %; Bình Dƣơng 2015 là 33,33% và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 40,58 %. Lúc 14 tuổi tỉ lệ học sinh xuất tinh lần đầu vào những năm 1995- 1999 ở Hà Nội là 45,08 %; ở Thái Bình là 9,89 %; Hà Tây là 4,84 %; trƣờng THCS Minh Trí năm 2012 là 28,91 %; Bình Dƣơng 2015 là 29,44 % và Trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 64,0%.

Khi so sánh tuổi DTCT trung bình của học sinh nam với các nghiên cứu khác, chúng tôi cũng thấy có sự sai khác. Kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.5:

Bảng 3.5. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh nam so với các nghiên cứu

Năm 1995 - 1999 2012 2014 2015 2019

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh nam so với các nghiên cứu khác

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy: ở thời điểm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Đạt (1995 – 1999 tại Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây, Tuyên Quang, Thái Nguyên) tuổi dậy thì của học sinh nam là tƣơng đồng ở độ tuổi khoảng 15 [7]. Trong các nghiên cứu hơn 15 năm sau trong khoảng thời gian 2012-2019 trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thùy (2012 tại Hà Nội) [38], Mai Văn Hƣng (2014 tại Hà Nội) [19], Nguyễn Thị Thu Hiền (2015 tại Bình Dƣơng) và Nguyễn Thị Hải Hà (2019 tại Nam Định) [13], [14], thì nhận thấy tuổi dậy thì của học sinh nam đã sớm hơn là ở gần 14 tuổi. Nhƣng học sinh nam của tại trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 có tuổi dậy thì sớm nhất trong các nghiên cứu là 11 năm 8 tháng ± 10 tháng.

Điều này có thể do ảnh hƣởng của việc chất lƣợng cuộc sống cao, bố mẹ chăm sóc, cung cấp nguồn dinh dƣỡng quá không phù hợp và ảnh hƣởng bởi việc tự do sử dụng các thiết bị điện tử đã làm trẻ dậy thì sớm hơn.

3.1.3.2. So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì của học sinh nữ với các tác giả khác

Khi so sánh kết quả nghiên cứu với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác chúng tôi nhận thấy, thời điểm DTCT ở học sinh nữ cũng rất khác nhau. Kết quả so sánh đƣợc trình bày ở bảng 3.6 :

Bảng 3.6. Tỷ lệ (%) tuổi dậy thì chính thức của học sinh nữ so với các nghiên cứu khác

Hà Nội Tuổi (1995- 1999) 11 1,69 12 12,04 13 42,47 14 74,28

Kết quả so sánh ở Bảng 3.6 cho thấy: học sinh nữ trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum có tỷ lệ học sinh nữ đã có kinh nguyệt lần đầu năm 11 tuổi là lớn nhất với 47,57% lớn hơn nhiều so với các nghiên cứu năm 1995-1999 của Hà Nội chiếm tỷ lệ là 1,69 % [7]; Thái Nguyên vào năm 2009 ở trƣờng THCS Nha Trang là 27%, trong khi ở huyện là 7,7% [33]; trƣờng THCS Minh Trí, Hà Nội năm 2012 là 8,75 % [38]. Và đến tuổi 14, học sinh trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum 2020 là 98,04%, tỷ lệ học sinh nữ đã dậy thì là khá lớn so với năm 1995- 1999 ở Hà Nội là 74,28 % [7]; ở Thái Bình là 73,33 % [7]; Hà Tây là 36,67 %[7]; Thái Nguyên vào năm 2009 ở trƣờng huyện là 95%; Hòa Bình

năm 2009 là trƣờng THCS Minh Trí năm 2012 là 81,81% nhƣng cũng chƣa phải là tỷ lệ lớn nhất so với nghiên cứu trong Thái Nguyên vào năm 2009 ở trƣờng THCS Nha Trang là 100% [33]. Trong cùng một lứa tuổi tỷ lệ DTCT của các em nữ đã có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng và từng năm nghiên cứu. Nhƣng tỷ lệ trẻ đã dậy thì năm 13, 14 tuổi là phù hợp với quy luật chung.

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ dậy thì chính thức của học sinh nữ so với các nghiên cứu khác

Quan sát Hình 3.6 cho thấy: khi so với tỷ lệ DTCT của học sinh nữ ở các nơi khác trong nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt [7], Hoàng Thu Soan [33], Đỗ Hồng Cƣờng [5], Nguyễn Ngọc Thùy [38], thì học sinh nữ trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum tuổi 11 có tuổi dậy thì chính thức tỷ lệ cao hơn ở Hà Nội [7], Thái Bình [7], Hà Tây [7], Thái Nguyên [33] và tăng đều theo mỗi năm. Đến năm 14 tuổi tỷ lệ nữ dậy thì chính thức đã đạt mức gần tuyệt đối nhƣng cũng không phải là khu vực đạt cao nhất trong tất cả các nghiên

cứu. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.

So sánh với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác từ năm 1975 đến nay thì thời điểm có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện đã sớm hơn 2 năm. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, thời điểm có kinh nguyệt lần đầu trung bình của nữ hầu nhƣ chỉ dao động trong khoảng 13 năm 3 tháng đến 12 năm 01 tháng tùy theo từng vùng khác nhau. Tuổi kinh nguyệt lần đầu trung bình của học sinh nữ trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum là 11 năm 03 tháng ± 5 tháng có sớm hơn các nơi khác. Kết quả so sánh đƣợc đƣợc trình bày trong bảng 3.7:

Bảng 3.7. Tuổi dậy thì chính thức trung bình của học sinh nữ so với các nghiên cứu khác

Năm 1975 1978- 1980 1991 1995 - 1999 2008

Năm

2014 2015

2019

Hình 3.7 cho thấy: tuổi dậy thì chính thức của học sinh nữ dần sớm hơn qua mỗi giai đoạn thời gian. Từ khoảng năm 1975-1980 trẻ dậy thì ở khoảng độ tuổi 14,5 nhƣng đến giai đoạn 1991-1999 trẻ đã dậy thì sớm hơn khoảng 1 tuổi là 13,5 [2], [7], [23], [26]. Từ 2008 đến nay trẻ lại dậy thì sớm hơn khoảng thời gian trƣớc 13 tuổi [5], [13], [14], [19], [33], [38]. Có thể thấy do ảnh hƣởng của môi trƣờng và chất lƣợng sống mà tuổi dậy thì của học sinh nữ cũng sớm hơn các giai đoạn trƣớc nhiều.

Nhƣ vậy, tuổi dậy thì của trẻ em thay đổi theo thời gian dƣới sự tác động của điều kiện kinh tế và môi trƣờng sống, học sinh nữ vẫn có tuổi dậy thì sớm hơn so với nam giới. So sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác vào những năm trƣớc, tuổi DTCT của học sinh nam và nữ trƣờng THCS Liên Việt Kon Tum sớm hơn và có tỷ lệ đã DTCT sớm hơn ở các lứa tuổi 11-14. Trƣớc năm 1975, đất nƣớc chƣa đƣợc thống nhất, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên điều kiện nuôi dƣỡng và chăm sóc chƣa đƣợc quan tâm nhiều nên ảnh hƣởng đến sự phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ, trong đó có giai đoạn dậy thì. Sau năm 1975, đất nƣớc đƣợc thống nhất, điều kiện kinh tế có nhiều bƣớc thay đổi lớn, đời sống con ngƣời đƣợc nâng lên, vấn đề chăm lo cho trẻ em đƣợc quan tâm nhiều hơn nên sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ em tăng lên đáng kể. Do đó, tuổi DTCT cũng có xu hƣớng xuất hiện sớm hơn. Những năm sau này tỷ lệ dậy thì trƣớc lứa tuổi 11 đã diễn ra cũng khẳng định phần nào chất lƣợng cuộc sống nâng cao ảnh hƣởng đến giai đoạn diễn ra tuổi dậy thì. Nƣớc ta là một đất nƣớc đang phát triển, với điều kiện kinh tế hiện nay thì diễn biến tuổi DTCT của trẻ em nữ nƣớc ta phù hợp với quy luật phát triển của trẻ em các nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi dậy thì chính thức và một số chỉ tiêu hình thái, thể lực của học sinh trường THCS liên việt kon tum tại thành phố kon tum, tỉnh kon tum, năm học 2019 2020 (Trang 38 - 49)