Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý quá trình dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý quá trình dạy học tại trường THPT lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 73 - 75)

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình dạy học ở trường THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL và GV với câu hỏi số 10 - phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL, GV về các mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý quá trình dạy học ở trƣờng THPT theo tiếp cận phát

triển năng lực học sinh (n = 10 CBQL + 40 GV)

TT Các yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng RL (3đ) BT (2đ) KAH (1đ) ĐTB Thứ bậc

1 Năng lực quản lý của Hiệu trưởng 35 15 0 2,70 1

2 Năng lực quản lý của tổtrưởng chuyên môn 29 21 0 2,58 3

3 Năng lực chuyên môn của Hiệutrưởng 32 18 0 2,64 2

4 Năng lực chuyên môn của của tổ trưởng

chuyên môn 27 23 0 2,54 4

5 Trình độ, năng lực chuyên môn của GV 23 27 0 2,46 5

6 Trình độ, năng lực của học sinh 15 25 10 2,10 10

7 Hứng thú học tập của học sinh 22 28 0 2,44 6

8 Cơ chế chính sách, cơ chế quản lý. 18 25 7 2,22 8

9 Môi trường giáo dục. 20 28 2 2,36 7

(Các chữ viết tắt: RL: Rất lớn; BT: bình thường; KAH: không ảnh hưởng) Từ số liệu bảng trên cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá tất cả 10 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến quản lý quá trình dạy học ở trường THPT. Giá trị trung bình của các mức độ ảnh hưởng từ 2,10 đến 2,70. Trong đó, yếu tố “Năng lực quản lý của Hiệu trưởng” được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất và yếu tố “Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng” ở vị trí 2/10. Vì một lý do, Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý thì quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực mới được áp dụng và triển khai rộng rãi đến các tổ chuyên môn, các giáo viên trong nhà trường. Yếu tố cũng được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của tổ trưởng ở thứ bậc thứ 3/10 và 4/10. Tổ trưởng chuyên môn có trình độ, năng lực sẽ dễ tiếp thu, chỉ đạo và triển khai tới các giáo viên trong nhà trường những PPDH hiện đại vào quá trình giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực. Từ đó, giúp học sinh hứng thú hơn khi tiếp thu kiến thức, hình thành năng lực, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của nhà trường.

Yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ 5/10 và 6/10 là trình độ năng lực của giáo viên và sự hứng thú học tập của học sinh. Điều này cho thấy, đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực sẽ có kỹ năng sử dụng CNTT, các PPDH hiện đại vào hoạt động dạy học; học sinh có hứng thú học tập, các em sẽ xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn và đặc biệt là các em sẽ phát huy được các yếu tố tích cực trong phát triển năng lực của mình.

Yếu tố “Trình độ, năng lực của học sinh” có mức độ ảnh hưởng thấp nhất, có thứ bậc 10/10. Sở dĩ có nhận định này vì lý do học sinh THPT đã trải qua kỳ thi tuyển sinh đầu cấp nên mặt bằng kiến thức đã đạt được ở mức cao. Mặt khác, năng lực học sinh là mục tiêu mà quá trình dạy học đang muốn hướng tới, phải hình thành cho học sinh sau khi kết thúc một giai đoạn học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý quá trình dạy học tại trường THPT lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 73 - 75)