của học sinh THPT
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [4], quy định về những vấn đề chung của giáo dục phổ thông, bao gồm: Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu chương trình; yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh ở mỗi cấp học; kế hoạch giáo dục: hệ thống môn học; thời lượng từng môn học; định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục, phân chia vào các môn học từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá kết quả giáo dục của từng môn học; điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được chương trình.
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới [4].
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trong thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống [4].
Chương trình giáo dục phổ thông giúp hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi đó là, những năng lực chung, gồm: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù, gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thức, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Với mục tiêu củagiáo dục được cụ thể hóa thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần thiết cho tất cả mọi người. Những năng lực cơ bản, thiết yếu đó mà bất kỳ ai cũng cần phải có để tồn tại, học tập và làm việc hiệu quả.