Các thành tố của quá trình dạy học tại trường THPT theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý quá trình dạy học tại trường THPT lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 30 - 32)

phát triển năng lực học sinh

Quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa các thành tố của quá trình, cụ thể là tổ chức, hoạt

động dạy của thầy với hoạt động học của trò, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này, trong đó nhấn mạnh sau khi kết thúc một quá trình (một giai đoạn) dạy học người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào.

Yếu tố quan trọng của quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực được hình thành thông qua từng môn môn học, với các mức độ từ thấp đến cao, các tiêu chí thực hiện, minh chứng được mô tả rõ ràng, thiết lập các điều kiện, cơ hội để động viên, khích lệ người học đạt được các năng lực đề ra.

Như vậy, quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh phải nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực của người học, với kết quả đầu ra của quá trình dạy học là mục tiêu xuyên suốt, trên cơ sở hướng đến phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế, trang bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của nghề nghiệp và cuộc sống, người học với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học.

Quá trình dạy học tại trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh bao gồm các thành tố sau:

- Mục tiêu dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh: Phải xác định được các mức phát triển của năng lực trong quá trình dạy học; kết quả học tập cần đạt được của học sinh phải mô tả chi tiết và có thể quan sát được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.

- Nội dung dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh: Định hướng dạy học theo khả năng của học sinh; lập kế hoạch dạy học đảm bảo giúp học sinh phát triển; lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn; chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.

- Phương pháp dạy học theo tiếpcận phát triển năng lực học sinh: Các hoạt động học tập được tổ chức liên tiếp, từ đó giúp học sinh khám phá những tri thức chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt

sẵn. Theo cách hiểu này, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập như tái hiện lại kiến thức cũ, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới; vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã biết vào giải quyết các tình huống thực tiễn hoặc tình huống học tập, v.v…

Chủ động sử dụng các quan điểm, kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực; các phương pháp dạy thực hành, thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý quá trình dạy học tại trường THPT lê chân, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)