Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Cơ sở hạ tầng

2.1.5.1. Mạng lưới giao thông vận tải

a. Đường bộ

Đến nay, toàn tỉnh Long An có gần 5.824km đường giao thông bộ, trong đó đường cao tốc và quốc lộ hơn 217km, gồm: đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các quốc lộ: I, 50, 62 và N2.

Trên địa bàn tỉnh Long An có 19 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với tổng số phương tiện là 778 xe, đã gắn đầy đủ thiết bị giám sát hành trình. Tình hình hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, chất lượng phục vụ vận tải hành khách ngày càng nâng cao, nhanh chóng,

38

an toàn, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Đặc biệt đã tổ chức tốt vận tải hành khách phục vụ trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán, các ngày lễ trọng đại của đất nước… không để xảy ra tình trạng gây mất trật tự, mất an toàn giao thông. An toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách được kiềm chế.

Trong lĩnh vực xây dựng giao thông nông thôn, đã xây dựng mới và nâng cấp được 2.423km đường, ngoài ra còn xây dựng được 603 cây cầu các loại. Năm 2007, toàn tỉnh còn 19/190 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm thì đến năm 2011 chỉ còn 6/190 xã.

b. Đường thủy nội địa

Long An có tổng số 2.578 km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 470 km (10 tuyến), tỉnh quản lý 315km (23 tuyến), huyện quản lý 1.172 km (270 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,57 km/km² và 1,79 km/1000 dân. Với mạng lưới GTVT đường thủy nội địa như vậy đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của người dân, nhất là ở vùng sâu khi đường bộ chưa phát triển mạnh, ngoài ra mạng lưới đường thủy của tỉnh còn có giá trị phát triển du lịch góp phần vào việc cải thiện đời sống người dân.

2.1.5.2. Mạng lưới điện

Đến nay đã có 190/190 xã của tỉnh có điện lưới. Công ty Điện lực Long An đang thực hiện tăng công suất của 6 trạm biến áp hiện có, triển khai thi công thêm 4 công trình nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải và cung cấp điện cho các huyện vùng ĐTM của tỉnh.

Năm 2012, Công ty Điện lực Long An được Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao kế hoạch đầu tư xây dựng gồm: 63 công trình, với tổng vốn 41,477 tỷ đồng, gía trị thực hiện cuối năm 2012 là 40,871 tỷ đồng, đạt 98,6% so với kế hoạch. Cũng trong năm 2012, ở tỉnh Long An đã thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành dự án cải tạo lưới điện phân phối nông thôn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Như vậy trong tương lai mạng lưới điện của tỉnh sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.

39

Đến năm 2011, tổng số máy điện thoại 1.268.192 máy, trong đó điện thoại cố định là 202.354 máy và di động 1.065.838 máy, nhìn chung điện thoại cố định có xu hướng giảm và di động thì tăng lên. Số bưu cục trung tâm của tỉnh là 01, bưu cục huyện (thành phố) là 14, bưu cục khu vực là 04, báo chí phát hành là 7,36 triệu tờ (Nguồn: Niên giám thống kê Long An năm 2011).

Tính đến 30/6/2012, trên địa bàn tỉnh Long An có 175 điểm bưu điện văn hóa xã (ĐBĐVHX), trong đó có 19 điểm có kết nối Internet (Nguồn: stttt.longan.gov.vn). ĐBĐVHX có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng phổ biến tạo điều kiện cho người dân truy cập để mở rộng kiến thức và tăng cường giao lưu. Tuy nhiên, cần phải có sự quản lý của chính quyền địa phương để ngăn chặn mặt trái của Internet.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 39 - 41)